Hỏi đáp cùng chuyên gia

Làm sao để phòng ngừa nguy cơ vô sinh?

Được làm cha mẹ luôn là mong ước của các cặp vợ chồng khi bước chân vào cuộc sống gia đình. Tuy nhiên, vì một số nguyên nhân chủ quan và khách quan, tỷ lệ vô sinh – hiếm muộn ở cả nam và nữ ngày càng tăng cao. Ghi nhớ một số mẹo giúp phòng ngừa nguy cơ vô sinh.

Đối với nam

  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin D và kẽm: Cá ngừ, ngũ cốc, hàu, thịt bò,…giúp tăng hormone testosterone trong cơ thể, đảm bảo sức khỏe của “đội quân tinh binh”.
  • Tích cực rèn luyện thể dục thể thao: Các bài tập Kegel, bài tập thở pranayama, bơi lội có thể giúp cải thiện khả năng kiểm soát bàng quang và tăng cường khả năng sinh lý.
  • Đảm bảo môi trường sống an toàn, trong lành: Môi trường bị ô nhiễm, chứa nhiều chất độc hại như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, hóa chất, bức xạ, kim loại nặng,… có thể gây ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng của tinh trùng. Vì thế, đảm bảo môi trường sống trong sạch cũng là đang bảo vệ sức khỏe sinh sản con người.

Đối với nữ

  • Tránh nạo phá thai: Nạo phá thai khiến niêm mạc tử cung mỏng dần, trứng khó bám để làm tổ, tạo phôi; ngoài ra có nhiều nguy cơ khác như dính buồng tử cung, thậm chí tai biến thủng tử cung trong khi làm thủ thuật.
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái: Khi nữ giới bị căng thẳng, lo âu kéo dài có thể tác động xấu đến tuyến yên, làm suy giảm nội tiết tố sinh dục, giảm khả năng thụ thai.
  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin, đặc biệt là vitamin E: Cà rốt, cà chua, dầu ô liu, yến mạch, dầu lạc,… giúp tăng cường chức năng hoạt động của buồng trứng, từ đó tăng khả năng sinh sản.

Đặc biệt, khám phụ khoa định kỳ (6 tháng/lần) nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh lý gây vô sinh – hiếm muộn được cho là biện pháp hữu hiệu nhất để có các biện pháp can thiệp kịp thời và hiệu quả.