banner-contact

Những nguyên nhân gây thai lưu liên tiếp

0

lượt xem

Thai lưu liên tiếp có thể bị gây ra từ rất nhiều nguyên nhân. Nếu gặp phải tình trạng này, thì việc xác định và hiểu rõ được chính xác nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thai lưu liên tiếp sẽ giúp các cặp vợ chồng nhanh chóng thụ thai trở lại.

Thai lưu liên tiếp là gì?

Thai lưu là hiện tượng thai nhi đã chết và bị lưu lại trong tử cung của người mẹ trên 48 giờ. Tình trạng này lặp đi lặp lại từ hai lần trở lên sẽ được gọi là thai lưu liên tiếp. Đây là một biến chứng vô cùng nguy hiểm và có thể xảy ra ở bất kì giai đoạn nào trong thai kỳ.

Để tránh gặp phải tình trạng thai lưu liên tiếp trong thai kỳ sau, các cặp vợ chồng nên nhanh chóng tìm đến bác sĩ để tiến hành thực hiện các xét nghiệm máu, xét nghiệm phụ khoa, xét nghiệm HSG, xét nghiệm Antiphospholipid và Anticardiolipin ở người vợ và Halosperm tinh trùng ở người chồng để nhanh chóng tìm ra nguyên nhân.

Nguyên nhân gây ra tình trạng thai lưu liên tiếp

Trung bình, cơ hội mang thai khỏe mạnh ở thai kỳ tiếp theo của các cặp vợ chồng bị thai lưu đạt tới trên 90%, phụ thuộc vào nguyên nhân và khắc phục. Dù đau lòng song việc kiểm tra sức khỏe, tìm nguyên nhân của tình trạng này là rất cần thiết để mẹ có một thai kỳ tiếp theo trọn vẹn hơn.

Có nhiều nguyên nhân gây thai lưu, một số nguyên nhân thường gặp gồm:

Do rối loạn nhiễm sắc thể hoặc các vấn đề sức khỏe khác ở thai nhi

Rối loạn nhiễm sắc thể thường gây ra tình trạng sảy thai ở thai nhi dưới 3 tháng tuổi, tuy nhiên vẫn có trường hợp khiến thai chết lưu khi đã phát triển lớn hơn. Rối loạn nhiễm sắc thể xảy ra do đột biến gen trong quá trình thụ tinh, do quá trình tạo tinh trùng, trứng hoặc di truyền. Nếu thai chết lưu do rối loạn nhiễm sắc thể, khả năng tái diễn ở thai kỳ tiếp theo không cao.

Thai có thể chết lưu do bất đồng nhóm máu Rh giữa mẹ và thai nhi, tình trạng này có thể sàng lọc phát hiện sớm và can thiệp. 

Sản phụ bị tiểu đường có nguy cơ thai lưu cao hơn

Do bệnh lý ở sản phụ

Người mẹ mắc các bệnh lý mãn tính hoặc nội tiết như thiếu máu, cao huyết áp, bệnh tim mạch, suy gan, viêm thận, tiểu đường, suy giáp, cường năng tuyến thượng thận,… có nguy cơ bị thai chết lưu rất cao. Tình trạng này dễ tiếp diễn ở lần mang thai tiếp theo nếu người mẹ không khắc phục được nguyên nhân.

Ngoài ra, thai chết lưu cũng thường gặp hơn ở những người mẹ:

– Bị nhiễm độc, viêm gan, nhiễm ký sinh trùng, quai bị, giang mai, cúm,… trong quá trình mang thai.

– Thường xuyên tiếp xúc với tác nhân gây bệnh, hóa chất độc hại.

– Người đã có tiền sử sảy thai, thai chết lưu.

– Người lạm dụng rượu bia, chất kích thích, béo phì.

– Mẹ mang thai ở độ tuổi không phù hợp (dưới 15 tuổi và trên 35 tuổi).

– Người mẹ lao động vất vả và dinh dưỡng kém.

Trong quá trình mang thai người mẹ lạm dụng rượu bia và chất kích thích sẽ ảnh hưởng đến thai nhi

Do bất thường phần phụ và tử cung

Người mẹ bị dị tật tử cung như: tử cung nhi tính, tử cung kém phát triển cũng khiến thai nhi không được nuôi dưỡng tốt, kém dinh dưỡng dẫn tới chết lưu. Khả năng tiếp diễn ở lần mang thai tiếp theo rất cao nếu không điều trị hiệu quả.

Ngoài ra, những bất thường về dây rốn như: dây rốn thắt nút, dây rốn quấn cổ hoặc chi, dây rốn bị chèn ép,… đều có thể khiến thai bị chết lưu. Những bất thường này có thể được phát hiện và can thiệp sớm bằng siêu âm thai, mẹ vẫn sẽ có thai kỳ khỏe mạnh.

Một số nguyên nhân khác như u mạch máu bánh rau, bánh rau xơ hóa, rau bong non, thiểu ối, đa ối,… cũng có thể gây ra thai chết lưu.

Những biện pháp giảm nguy cơ thai lưu mà bà bầu nên biết

Không phải trường hợp thai lưu nào cũng có thể phòng ngừa, tuy nhiên các mẹ có thể làm giảm nguy cơ thai lưu bằng cách tránh hút hoặc ngửi khói thuốc lá, không uống rượu và những loại thức uống chứa cồn. Mẹ bầu nên xây dựng kế hoạch tăng cân hợp lý để tránh bị tiểu đường, thường xuyên tập thể dục và thiết lập một chế độ dinh dưỡng hợp lý, hạn chế tối đa thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ và các loại thức ăn nhanh.

Và đặc biệt hơn cả, bà bầu tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc mà không có sự chỉ định của các bác sĩ. Bên cạnh đó, việc bổ sung acid folic đều đặn trong 3 tháng trước khi có thai sẽ giúp giảm được nguy cơ thai lưu hiệu quả hơn.

Trong quá trình mang thai, người mẹ luôn cần theo dõi sức khỏe của mình và thai nhi qua việc khám thai đầy đủ và có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt điều độ. Trong việc sử dụng các chế phẩm thuốc cũng cơ thể mẹ đang mắc bệnh thì cần có sự tư vấn, thăm khám chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa Sản tránh để những tác động xấu từ bệnh tật cũng như các sản phẩm thuốc ảnh hưởng đến thai kỳ. Khi có bất kỳ dấu hiệu biến chứng nào xảy ra, sản phụ cần được đưa đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị sớm để giảm thiểu hậu quả không đáng có.

Thông tin liên hệ Trung tâm Hiếm muộn và Y học Giới tính Hà Nội 

Địa chỉ: Số 29 Hàn Thuyên, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hotline: 1900 2345 29

 

Kênh thông tin: 

Website: Trung tâm Hiếm muộn và Y học giới tính Hà Nội

Facebook: Trung tâm Hỗ trợ sinh sản IVF – Bệnh viện Đa khoa Hà Nội

Youtube: Trung tâm IVF Hà Nội

Hội nhóm Facebook: Hội cha mẹ mong con – IVF Hà Nội

Hội nhóm Zalo: Săn hổ vàng – IVF Hà Nội

img-form-left

    Họ và tên
    Số điện thoại
    Nội dung tư vấn