banner-contact

AMH có ý nghĩa như thế nào đối với sức khỏe sinh sản của phụ nữ?

0

lượt xem

Xét nghiệm AMH là một xét nghiệm rất quan trọng để đánh giá khả năng sinh sản của phụ nữ. Vậy cụ thể chỉ số AMH có ý nghĩa như thế nào đối với sức khỏe sinh sản của phụ nữ? Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn tìm thấy câu trả lời. 

AMH là gì?

AMH (viết tắt của Anti-Mullerian Hormone) là tên một hormone được sản xuất bởi các tế bào hạt của nang buồng trứng.

AMH được sản xuất nhiều nhất ở nang tiền hốc (preantral) và có hốc nhỏ dưới 4mm (antral), tức là những nang noãn còn non và đang phát triển ở buồng trứng. Do đó, nồng độ AMH cho biết số nang noãn non hiện có trong buồng trứng, hay còn gọi là dự trữ buồng trứng. Dự trữ buồng trứng càng tốt có nghĩa là khả năng sinh sản của buồng trứng càng cao và ngược lại.

AMH không bị dao động trong chu kỳ kinh nguyệt nên độ chính xác cao hơn tiêu chuẩn cũ là đo nồng độ FSH – thường dao động theo chu kỳ kinh nguyệt và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác. Vì vậy, cho đến nay xét nghiệm AMH là xét nghiệm chính xác nhất giúp đánh giá khả năng dự trữ buồng trứng.

Chỉ số AMH bao nhiêu là bình thường?

Ở phụ nữ khỏe mạnh dưới 38 tuổi, chỉ số AMH bình thường dao động từ 2,2 – 6,8ng/ml . Mức AMH bình thường là điều kiện tốt để đáp ứng các phương pháp hỗ trợ sinh sản. Nếu nồng độ này quá thấp hoặc quá cao, bệnh nhân sẽ gặp bất lợi khi làm thụ tinh trong ống nghiệm IVF.

– Mức AMH thấp (1,0-1,5 ng/ml) cho thấy khả năng dự trữ buồng trứng suy giảm, tuy nhiên bạn vẫn có cơ hội mang thai.

– Mức AMH cực thấp (dưới 0,5ng/ml) – có rất ít trứng dự trữ và khả năng thụ thai là vấn đề đáng lo ngại. Khi chỉ số AMH thấp, thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) sẽ có tỷ lệ thành công cao hơn so với thụ tinh nhân tạo (IUI).

– AMH cao và quá cao (>10 ng/ml) thường gặp ở phụ nữ bị buồng trứng đa nang, nếu không có các biện pháp can thiệp hiện đại thì khi thực hiện kích trứng sẽ có nguy cơ cao bị quá kích buồng trứng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và hiệu quả của quá trình IVF.

Vai trò của chỉ số AMH là gì?

Theo dõi hiện tượng lão hóa của buồng trứng

Hiện tượng lão hóa buồng trứng là sự giảm số lượng và chất lượng noãn ở buồng trứng theo thời gian. Mặc dù tuổi mãn kinh trung bình ở người là vào khoảng 50 tuổi, 1 phần 10 phụ nữ sẽ mãn kinh trước 45 tuổi và 1 phần 100 có thể mãn kinh trước 40 tuổi.

Xét nghiệm chỉ số AMH có thể giúp đánh giá số noãn còn lại ở buồng trứng và diễn tiến của hiện tượng lão hóa của buồng trứng. Từ đó, giúp chẩn đoán khả năng sinh sản và tiên lượng thời gian cần can thiệp điều trị để có con.

 

img-form-left

    Họ và tên
    Số điện thoại
    Nội dung tư vấn