banner-contact

Bố cần làm gì để đồng hành với mẹ bầu

0

lượt xem

9 tháng 10 ngày mang thai là hành trình hạnh phúc nhưng cũng đầy vất vả của mẹ bầu. Nếu được bố luôn đồng hành, quan tâm và san sẻ, thì đó chính là động lực to lớn giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh và tươi vui. Sau đây Trung tâm IVF Hà Nội xin tổng hợp các việc mà các ông bố nên làm để mẹ và bé có một thai kì khỏe mạnh nhé.

1. Đưa mẹ bầu đi khám thai định kì

Mẹ sẽ hạnh phúc lắm khi mỗi lần đến kì hẹn với bác sĩ lại được bố chở đi. Bố đừng ngại ngần việc này bởi mẹ vui thì em bé trong bụng cũng rất hạnh phúc đó ạ. Việc cùng chở mẹ đi mỗi lần sẽ giúp bố theo dõi được sức khỏe của cả mẹ và con. Cùng với đó là niềm vui mỗi lần được nhìn con lớn từng ngày trong bụng mẹ, giúp cả nhà gắn kết với nhau.

2. Đỡ đần mẹ bầu việc nhà

Rất nhiều ông bố có quan niệm việc nhà là của phụ nữ. Khi mang thai có rất nhiều việc mẹ bầu làm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Mẹ rất cần sự hỗ trợ và giúp mẹ làm các công việc nhà từ bố đấy ạ. Tuy nhiên suy nghĩ của các bố cũng đã tiến bộ hơn thời ông bà ngày trước. Nhiều mẹ khi có thai luôn nhận được sự quan tâm và chăm sóc của mọi người trong gia đình. Việc đỡ đần mẹ khi mang bầu còn giúp mẹ sinh ra những em bé hạnh phúc nữa đấy.

Chị Hoài Thu (Hà Nội) cho biết ông xã chị luôn chia sẻ và giúp đỡ chị công việc chăm sóc nhà cửa. Khi chị mang bầu bé thứ 2 thì hầu như chị không phải làm gì. Mọi việc trong nhà anh đều tranh thủ sáng dậy sớm, tối ngủ muộn để làm giúp chị. Chị cũng không còn giận dỗi anh vì việc này như bé đầu nữa. Có lẽ vì thế mà khi sinh bé thứ 2 mọi thứ đều thuận lợi và nhẹ nhàng. Em bé khỏe mạnh, đáng yêu, nếp ăn nếp ngủ đều ngoan. Giúp mẹ chăm con nhàn tênh, nhanh chóng hồi phục sức khỏe.

3. Hiểu tâm lý mẹ bầu

Bố có biết khi mang thai mẹ rất hay tủi thân, dễ xúc động. Tâm trạng thất thường do các hormone trong cơ thể thay đổi. Mọi cảm xúc của mẹ đều ảnh hưởng tới em bé. Tâm trạng mẹ không tốt dẫn tới sự co bóp tử cung, sự co bóp mạnh có thể để lại hậu quả không tốt như: sảy thai, động thai. Mẹ không vui, tinh thần luôn căng thẳng lo lắng hay gặp chuyện đau buồn đều là ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy các bố cần thông cảm, chia sẻ và động viên mẹ trong giai đoạn này. Thường xuyên tạo không khí vui vẻ cho mẹ bầu, nói chuyện với mẹ bầu nhiều hơn, dành thời gian đưa mẹ bầu đi dạo. Giúp mẹ bầu ổn định tâm trạng và thoải mái tinh thần.

4. Không nên căng thẳng với mẹ bầu, nên nhường nhịn mẹ bầu

Phụ nữ mang thai nhiều khi trái tính, các bố nên dịu giọng và nhường nhịn họ. Bởi mọi căng thẳng của mẹ bầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi. Một số nghiên cứu cho thấy trong giai đoạn mang thai nếu mẹ bầu thường xuyên căng thẳng, lo lắng em bé dễ gặp các bệnh như: bệnh tim, tự kỷ, chậm nói.

5. Bố thường xuyên trò chuyện với mẹ và thai nhi

Nhu cầu giao tiếp của mẹ trong thời gian mang thai là rất lớn. Nhất là mẹ muốn được trò chuyện với bố mỗi ngày. Điều đó không những giúp mẹ giải tỏa được tâm lý mà còn giúp thai nhi phát triển trí não. Trò chuyện thường xuyên với mẹ và thai nhi giúp cho các giác quan của thai nhi phát triển. Thai nhi dùng các giác quan: xúc giác, thị giác, thính giác để cảm nhận.

Khoa học cũng đã chứng minh mẹ mang thai nếu bố dành nhiều thời gian trò chuyện với mẹ và em bé. Khi sinh em bé sẽ có thiên hướng nhận diện giọng nói của bố và mẹ nhanh hơn những em bé khác. Khả năng thích nghi với thế giới của trẻ cũng tốt hơn bình thường.

6. Chăm lo đến chế độ ăn cho mẹ bầu

Đa số các mẹ sẽ có những phản ứng với sự thay đổi của cơ thể khi mang thai. Các triệu chứng này thường kéo dài trong tam cá nguyệt thứ nhất. Mẹ có thể thèm ăn một món nào đó cần phải đáp ứng ngay. Tuy nhiên các bố có chiều mẹ bầu đến mấy thì cũng cần chú ý đến dinh dưỡng cần thiết cho phụ nữ mang thai và các loại thực phẩm không được sử dụng trong giai đoạn thai kì.

7. Bố nên bỏ thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia

Bố thường xuyên hút thuốc lá sẽ khiến mẹ và thai nhi trở thành người hút thuốc lá thụ động. Thai nhi dễ có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn từ trong bụng mẹ. Trẻ sinh ra dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Thậm chí nhiều trường hợp nghiêm trọng hơn mắc các bệnh ung thư ngay từ khi mới chào đời.

Bố sử dụng rượu bia trước khi thụ thai còn làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi, ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của em bé. Bốnên hạn chế sử dụng rượu bia trong khi mẹ mang thai bởi hơi thở của bố có thể khiến mẹ bị khó thở, mất ngủ… Bố hãy bỏ rượu bia nếu muốn mẹ và thai nhi phát triển khỏe mạnh nhé!

8. Mát xa cho mẹ bầu

Bố hãy thể hiện tình yêu đối với mẹ và em bé trong bụng bằng các hành động nho nhỏ hàng ngày. Em bé trong bụng ngày càng lớn khiến mẹ di chuyển chậm chạp, khiến mẹ khó ngủ, mất ngủ, chân tay thường cảm thấy đau nhức. Một trong những việc bố nên làm là massage cho mẹ bầu. Trước khi ngủ nếu mẹ bầu được massage cơ thể nhất là vùng lưng và chân sẽ giúp mẹ có giấc ngủ ngon và sâu hơn.

Ngoài ra các bố có thể giúp mẹ các việc nhỏ khác khi bụng mẹ đã quá to không thể cúi người được như: mặc quần, đi tất hay chỉ là cắt móng chân giúp mẹ bầu. Các hành động tuy nhỏ nhưng sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy mình được chăm sóc quan tâm và lo lắng. Từ đó sự gắn kết gia đình càng bền chặt hơn.

Quý khách hàng có nhu cầu đặt lịch thăm khám sức khỏe sinh sản vui lòng liên hệ:

Trung tâm Hiếm muộn và Y học Giới tính Hà Nội

Địa chỉ: Số 29 Hàn Thuyên, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hotline: 1900 2345 29

Kênh thông tin:

Website: Trung tâm Hiếm muộn và Y học giới tính Hà Nội

Facebook: Trung tâm Hỗ trợ sinh sản IVF – Bệnh viện Đa khoa Hà Nội

Youtube: Trung tâm IVF Hà Nội

Hội nhóm Facebook: Hội cha mẹ mong con – IVF Hà Nội

Hội nhóm Zalo: Săn mèo vàng – IVF Hà Nội

img-form-left

    Họ và tên
    Số điện thoại
    Nội dung tư vấn