banner-contact

Cảnh báo 4 biến chứng nguy hiểm – không mong đợi trong thai kỳ

0

lượt xem

Một số phụ nữ gặp vấn đề về sức khoẻ trong thời kỳ mang thai. Những biến chứng này có thể liên quan đến sức khoẻ của mẹ, bào thai, hoặc cả hai. Ngay cả những phụ nữ khỏe mạnh trước khi mang thai cũng có thể bị biến chứng.               

Đái tháo đường thai kỳ

Có khoảng 2 – 10% mẹ bầu mắc phải bệnh đái tháo đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ (tiểu đường thai kỳ) là tình trạng lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường, xảy ra trong quá trình mang thai từ tuần thứ 24 đến tuần thứ 28.

Biểu hiện của đái tháo đường thai kỳ

Luôn cảm thấy khát nước liên tục là biểu hiện của tiểu đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ gần như không có dấu hiệu nào rõ ràng. Bệnh chỉ được phát hiện trong những lần thăm khám thai định kỳ của thai phụ. Mẹ bầu có thể gặp một số triệu chứng sau:

  • Tiểu nhiều lần trong ngày
  • Luôn cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức
  • Mờ mắt
  • Khát nước liên tục
  • Ngủ ngáy
  • Tăng cân hoặc sụt cân quá nhanh so với khuyến nghị
  • Các vết trầy xước, xây xát lâu lành
  • Cảm thấy ngứa ngáy ở vùng kín, có nấm men

 Biến chứng của đái tháo đường thai kỳ

Đối với em bé

Đái tháo đường thai kỳ có thể khiến mẹ bầu bị lưu thai

  • Tăng trưởng quá mức và thai to: Lượng đường trong máu cao hơn bình thường ở người mẹ là nguyên nhân khiến thai nhi phát triển quá nhanh, dẫn tới cân nặng lúc sinh khá to (thường là trên 4kg). Thai quá lớn sẽ dễ gặp phải chấn thương trong lúc sinh hoặc không thể sinh thường.
  • Sinh non: Lượng đường trong máu cao làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm và sinh con trước ngày dự sinh của thai phụ. Hoặc thai phụ được khuyến nghị sinh sớm vì em bé đã quá lớn.
  • Khó thở nghiêm trọng: Trẻ sinh non từ những bà mẹ mắc bệnh có nguy cơ gặp phải hội chứng suy hô hấp – một tình trạng gây khó thở.
  • Lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết): Đôi khi, em bé sinh ra từ mẹ bị tiểu đường khi mang thai sẽ đối diện với tình trạng lượng đường trong máu thấp ngay sau khi chào đời. Không chỉ vậy, những đợt hạ đường huyết nghiêm trọng còn có thể gây co giật cho bé. Cần cho bé ăn ngay hoặc truyền dung dịch qua đường tĩnh mạch nhằm đưa lượng đường trong máu của bé trở lại bình thường.
  • Dị tật bẩm sinh.
  • Tử vong ngay sau sinh.
  • Em bé có thể bị tăng hồng cầu, vàng da ngay khi chào đời
  • Nguy cơ béo phì và bệnh tiểu đường tuýp 2 khi trưởng thành.
  • Có thể dẫn đến thai chết lưu

Đối với thai phụ

  • Tăng huyết áp khi mang thai và tiền sản giật: Đây là hai biến chứng nghiêm trọng của thai kỳ, có thể đe dọa tính mạng cả mẹ và con.
  • Sinh mổ do thai nhi phát triển lớn hơn bình thường, không thể sinh thường
  • Tăng nguy cơ sinh non.
  • Tăng nguy cơ sảy thai tự nhiên 
  • Tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
  • Mắc bệnh đái tháo đường trong tương lai hoặc có thể tiến triển thành đái tháo đường tuýp 2 khi về già

Tiền sản giật

Tiền sản giật vô cùng nguy hiểm đối với cả mẹ và bé

Tiền sản giật xảy ra trước khi lên cơn sản giật. Giai đoạn sản giật có thể kéo dài vài giờ, vài ngày, vài tuần hoặc chỉ thoáng qua tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh. Tiền sản giật  biểu hiện thành các triệu chứng bất thường như huyết áp tăng đột ngột, thở gấp, co giật…

Tiền sản giật có những biểu hiện gì?

  • Huyết áp tăng bất thường và thường xuyên
  • Lượng protein trong nước tiểu xuất hiện liên tục và cao hơn so với mức quy định: Bình thường trong nước tiểu không có hoặc có rất ít protein do cơ chế tái hấp thu protein ở thận.
  • Phù: mu chân, mu tay, mặt trước xương chậu sưng phù bất thường. Có màu trắng mềm, ấn vào thấy lõm
  • Luôn trong tình trạng thiếu máu, xanh xao, mệt mỏi
  • Đau vùng thượng vị, vùng chẩm kéo dài. Dùng thuốc giảm đau không thấy đỡ
  • Thường xuyên bị hoa mắt, thị lực giảm
  • Tràn dịch đa màng

Biến chứng mà tiền sản giật gây ra

Tiền sản giật vô cùng nguy hiểm. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, bệnh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Cả mẹ và con có thể tử vong nếu bệnh chuyển biến nặng

Đối với mẹ bầu

  • Tăng nguy cơ khiến mẹ bầu bị bong nhau non
  • Nguy cơ mắc các bệnh lý về tim cao hơn bình thường
  • Suy giảm chức năng gan đồng thời gây ra chứng rối loạn đông máu
  • Suy thận cấp 
  • Chứng phù phổi và suy tim cấp. Chúng thường xảy ra trước hoặc sau khi thai phụ lâm bồn vài giờ
  • Biến chứng nặng nề nhất đó là có thể gây tử vong cho cả mẹ và bé

Đối với thai nhi

  • Thai nhi chậm phát triển
  • Có thể khiến thai bị chết lưu
  • Bé sinh non hoặc suy dinh dưỡng
  • Chấn thương phổi
  • Ngạt khí

Thiếu nước ối

Nước ối đệm tử cung để giữ an toàn cho thai nhi khỏi chấn thương. Và giúp duy trì nhiệt độ bên trong bụng mẹ. Có quá ít nước ối (thiểu ối) hoặc quá nhiều nước ối (đa ối) cản trở một số chức năng bình thường của tử cung.

Dấu hiệu nhận biết mẹ bầu bị thiếu nước ối

  • Thai nhi cử động yếu ớt
  • Chỉ số nước ối khi siêu âm ở mức rất thấp
  • Bụng không lớn lên
  • Mẹ có thể sờ rõ các phần của thai ngay sát da bụng
  • Cao tử cung tăng chậm

Biến chứng của thiếu nước ối

  • Mẹ bị thiếu ối trong 3 tháng đầu thai kỳ thì khả năng gây sảy thai và thai chết lưu là rất lớn. Nếu trường hợp thai nhi còn sống thì sự phát triển và chức năng của phổi cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
  • Mẹ bị thiếu ối trong 3 tháng cuối thai kỳ có thể khiến thai bị suy dinh dưỡng, có nguy cơ cao sinh non do suy thai. 
  • Tăng nguy cơ mẹ bị vỡ ối sớm

Nhau thai bám thấp

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nhau bám thấp vẫn chưa được xác định rõ ràng

Nhau thai là cơ quan có nhiệm vụ vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng từ mẹ sang thai nhi, đồng thời loại bỏ các chất thải từ máu của em bé. Trong thai kỳ, nhau thai còn có vai trò như một hàng rào bảo vệ thai nhi khỏi một số bệnh truyền nhiễm từ cơ thể mẹ. Nhau thai kết nối với thai nhi thông qua dây rốn.

Dấu hiệu nhận biết nhau thai bám thấp

Dấu hiệu nhận biết nhau thai bám thấp thường là chảy máu âm đạo. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề khác của thai kỳ. Do đó, nếu bị chảy máu hoặc có một trong các dấu hiệu sau, mẹ bầu nên đến bệnh viện ngay:

  • Đau nhói, co thắt nhiều tử cung
  • Chảy máu âm đạo
  • Chảy máu sau khi giao hợp
  • Chảy máu trong nửa sau của thai kỳ
  • Chảy máu sau khi đi lại nhiều, làm việc nặng…

Biến chứng của nhau thai bám thấp

Đối với mẹ bầu 

  • Thiếu máu 
  • Mẹ bầu có nhau bám thấp thường có thể bị chảy máu nhiều trong suốt thời gian mang thai, dẫn đến gia tăng nguy cơ thiếu máu thai kỳ. Điều này làm tăng nguy cơ sinh non, thai nhi chậm phát triển nếu chẳng may mẹ bị thiếu máu nặng.
  • Xuất huyết khi sinh
  • Gia tăng nguy cơ sinh mổ

Đối với thai nhi

  • Thai chậm phát triển
  • Trường hợp mẹ bị thiếu máu do nhau bám thấp, thai nhi có nguy cơ phát triển chậm trong tử cung, thậm chí là suy thai.
  • Sinh sớm
  • Trẻ sinh non tháng có thể gặp các vấn đề sức khỏe như suy hô hấp, cân nặng khi sinh thấp.
  • Ngôi thai không thuận: Có nhiều ý kiến cho rằng bánh nhau thai bám thấp có thể là một trong những nguyên nhân khiến ngôi thai không thuận (thai ngôi mông hay ngôi ngang). Nguyên do nhau bám thấp làm cản trở việc thai nhi quay đầu về vị trí thuận.

Những thông tin trên của Trung tâm Y học & Giới tính Hà Nội chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hay phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa. 

Để đặt lịch khám, bệnh nhân có thể trực tiếp đến Trung tâm Hiếm muộn và Y học giới tính Hà Nội hoặc liên hệ tổng đài tư vấn miễn phí 1900 2345 29 để được tư vấn và giải đáp.

Trung tâm Hiếm muộn và Y học Giới tính Hà Nội 

Địa chỉ: Số 29 Hàn Thuyên, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hotline: 1900 2345 29

Kênh thông tin: 

Website: Trung tâm Hiếm muộn và Y học giới tính Hà Nội

Facebook: Trung tâm Hỗ trợ sinh sản IVF – Bệnh viện Đa khoa Hà Nội

Youtube: Trung tâm IVF Hà Nội

Hội nhóm Facebook: Hội cha mẹ mong con – IVF Hà Nội

Hội nhóm Zalo: Săn hổ vàng – IVF Hà Nội

 

 

img-form-left

    Họ và tên
    Số điện thoại
    Nội dung tư vấn