banner-contact

Cảnh báo nguy hiểm chứng tiền sản giật ở phụ nữ mang thai

0

lượt xem

Tiền sản giật là một biến chứng nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi. Tiền sản giật ở thai phụ do nhiễm độc thai nghén và thường phát triển sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Xuất hiện nhiều nhất từ tuần thứ 37, chiếm tỉ lệ khoảng 5-8% trong tổng số phụ nữ mang thai.

Tiền sản giật ở phụ nữ mang thai là gì?

Tiền sản giật vô cùng nguy hiểm đối với cả mẹ và bé

Tiền sản giật xảy ra trước khi lên cơn sản giật. Giai đoạn sản giật có thể kéo dài vài giờ, vài ngày, vài tuần hoặc chỉ thoáng qua tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh. Tiền sản giật  biểu hiện thành các triệu chứng bất thường như huyết áp tăng đột ngột, thở gấp, co giật… Tiền sản giật gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Nhưng không phải mẹ bầu nào cũng nhận thức được hết mức độ nguy hiểm của căn bệnh này.

Nguyên nhân gây ra tiền sản giật

Tính đến thời điểm hiện tại, các chuyên gia vẫn chưa hiểu rõ được nguyên nhân gây ra chứng tiền sản giật ở thai phụ. Nhiều nghiên cứu chỉ ra vài yếu tố được cho là có nguy cơ gây nên căn bệnh nguy hiểm này cho bà bầu:

  • Thai phụ bị cao huyết áp mãn tính
  • Mẹ bầu mắc một số chứng rối loạn như: máu khó đông, bệnh thận, tiền sử mắc bệnh tiểu đường, bệnh tự miễn như lupus (lở ngoài da)…
  • Mẹ bị thừa cân, béo phì cũng làm tăng nguy cơ bị tiền sản giật
  • Người thân có tiền sử bị tiền sản giật
  • Mang song thai hoặc đa thai
  • Thai phụ sinh con đầu lòng có nguy cơ bị tiền sản giật hơn bình thường
  • Đã từng bị tiền sản giật trước đó
  • Trong suốt quá trình mang thai không cung cấp đầy đủ dinh dưỡng
  • Mang thai khi tuổi đã lớn (ngoài 40 trở lên)

Dấu hiệu nhận biết bị tiền sản giật

Huyết áp tăng cao thường xuyên là biểu hiện của chứng tiền sản giật

  • Huyết áp tăng bất thường và thường xuyên
  • Lượng protein trong nước tiểu xuất hiện liên tục và cao hơn so với mức quy định: Bình thường trong nước tiểu không có hoặc có rất ít protein do cơ chế tái hấp thu protein ở thận.
  • Phù: mu chân, mu tay, mặt trước xương chậu sưng phù bất thường. Có màu trắng mềm, ấn vào thấy lõm
  • Luôn trong tình trạng thiếu máu, xanh xao, mệt mỏi
  • Đau vùng thượng vị, vùng chẩm kéo dài. Dùng thuốc giảm đau không thấy đỡ
  • Thường xuyên bị hoa mắt, thị lực giảm
  • Tràn dịch đa màng

Biến chứng của tiền sản giật

Tiền sản giật khi chuyển nặng gây nhiều ảnh hưởng xấu cho cả mẹ và bé

Tiền sản giật vô cùng nguy hiểm. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, bệnh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Cả mẹ và con có thể tử vong nếu bệnh chuyển biến nặng

Đối với mẹ bầu

Tiền sản giật có thể khiến thai phụ bị bong nhau non 

  • Tăng nguy cơ khiến mẹ bầu bị bong nhau non
  • Nguy cơ mắc các bệnh lý về tim cao hơn bình thường
  • Suy giảm chức năng gan đồng thời gây ra chứng rối loạn đông máu
  • Suy thận cấp 
  • Chứng phù phổi và suy tim cấp. Chúng thường xảy ra trước hoặc sau khi thai phụ lâm bồn vài giờ
  • Biến chứng nặng nề nhất đó là có thể gây tử vong cho cả mẹ và bé

Đối với thai nhi

Nguy cơ bé sinh ra bị suy dinh dưỡng rất cao nếu mẹ mắc tiền sản giật

  • Thai nhi chậm phát triển
  • Có thể khiến thai bị chết lưu
  • Bé sinh non hoặc suy dinh dưỡng
  • Chấn thương phổi
  • Ngạt khí

Điều trị tiền sản giật

Trường hợp bị tiền sản giật nhẹ

  • Có thể điều trị và theo dõi tại nhà bằng cách đo huyết áp 2 lần 1 ngày.
  • Không làm việc nặng và nằm nghiêng bên trái khi nghỉ ngơi
  • Theo dõi hàng tuần, nếu bệnh chuyển nặng phải nhập viện ngay
  • Nếu thai đã đủ tháng nên chấm dứt thai kỳ ở tuyến chuyên khoa.
  • Uống đủ nước, ăn tăng đạm và ăn nhạt.

Trường hợp bị tiền sản giật nặng

Nếu tiền sản giật nặng và thai nhi đủ trưởng thành, người mẹ sẽ được khuyến khích thúc sinh hoặc sinh mổ. Trước khi chuyển dạ, người mẹ có thể phải tiêm corticoid để giúp phổi của bào thai trưởng thành. Trong trường hợp hiếm hoi, tiền sản giật nặng phát triển trước tuần 24 thì phải yêu cầu chấm dứt thai kỳ để cứu mẹ. 

Bất kể mức độ nghiêm trọng, nếu tiền sản giật sau hơn 36 tuần mang thai, bác sĩ có thể khuyên người mẹ nên sinh mổ hoặc dùng phương pháp kích thích sinh sớm.  

Phòng ngừa tiền sản giật như thế nào?

Bổ sung đầy đủ Omega 3 giúp mẹ bầu giảm khả năng mắc tiền sản giật

Bởi nguyên nhân gây ra tiền sản giật chưa được nghiên cứu nào chỉ rõ, nên cũng chưa có một biện pháp cụ thể nào phòng ngừa triệt để chứng tiền sản giật ở thai phụ. Mẹ bầu có thể hạn chế nguy cơ mắc chứng bệnh nguy hiểm nay thông qua việc duy trì thói quen ăn uống và sinh hoạt

  • Bổ sung đầy đủ DHA, Omega 3, vitamin D. Có thể thông qua đường ăn hoặc uống
  • Bổ sung đủ canxi trong suốt quá trình mang thai
  • Thường xuyên tập các bài thể dục nhẹ nhàng
  • Khám và theo dõi định kỳ để có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời

Tiền sản giật gây ra nhiều hệ luỵ khôn lường. Mẹ bầu tuyệt đối không được chủ quan. Việc phòng ngừa, phát hiện và điều trị sớm là vô cùng quan trọng. Mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý để bảo vệ sức khoẻ cho cả mẹ và thai nhi, tránh xảy ra hậu quả đáng tiếc.

Để đặt lịch khám, bệnh nhân có thể trực tiếp đến Trung tâm Hiếm muộn và Y học giới tính Hà Nội hoặc liên hệ tổng đài tư vấn miễn phí 1900 2345 29 để được tư vấn và giải đáp.

Trung tâm Hiếm muộn và Y học Giới tính Hà Nội 

Địa chỉ: Số 29 Hàn Thuyên, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hotline: 1900 2345 29

 

Kênh thông tin: 

Website: Trung tâm Hiếm muộn và Y học giới tính Hà Nội

Facebook: Trung tâm Hỗ trợ sinh sản IVF – Bệnh viện Đa khoa Hà Nội

Youtube: Trung tâm IVF Hà Nội

Hội nhóm Facebook: Hội cha mẹ mong con – IVF Hà Nội

Hội nhóm Zalo: Săn hổ vàng – IVF Hà Nội

img-form-left

    Họ và tên
    Số điện thoại
    Nội dung tư vấn