Có tới 90% bé trai mới sinh gặp phải tình trạng hẹp bao quy đầu. Tuy là hiện tượng sinh lý phổ biến, nhưng không vì thế mà ba mẹ chủ quan, lơ là trong việc chăm sóc và theo dõi để có thể can thiệp y tế kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe sau này. Vậy cần làm gì khi trẻ bị hẹp bao quy đầu?
Dấu hiệu dài – hẹp bao quy đầu ở trẻ
Dài hẹp bao quy đầu có thể ảnh hưởng tới khả năng phát triển toàn diện của dương vật khi bước vào tuổi dậy thì cũng như chức năng sinh sản và khả năng tình dục sau này của trẻ. Vì vậy cha mẹ cần nhận biết sớm những dấu hiệu dài hẹp bao quy đầu ở trẻ, để đưa trẻ đi khám và có biện pháp can thiệp phù hợp.
Dấu hiệu hẹp bao quy đầu:
– Trẻ khó tiểu, phải rặn mạnh mới tiểu được, tiểu thành tia nhỏ
– Mỗi lần đi tiểu xong đều thấy nước tiểu đọng lại ở bao quy đầu.
– Dương vật sưng phồng, đầu dương vật xuất hiện nhiều cục trắng, chảy mủ bất thường.
– Đặc biệt phần bao quy đầu khó lộn ra ngoài.
Dấu hiệu dài bao quy đầu:
– Lớp da bao quy đầu phủ kín dương vật khiến quy đầu dương vật không thể lộ được ra bên ngoài.
Phương pháp điều trị hẹp bao quy đầu ở trẻ
Khi mới sinh, 96% các bé trai thường có hẹp bao quy đầu sinh lÝ. Cùng với thời gian, bao quy đầu sẽ tuột xuống hoàn toàn khi trẻ lên 3 đến 4 tuổi. Một số khác, nếu không được can thiệp sẽ phát triển tới khi trưởng thành.
Điều này sẽ tác động không tốt tới sự phát triển của dương vật, dễ mắc viêm nhiễm, ảnh hưởng tới chức năng sinh sản và khả năng tình dục sau này. Vì vậy cha mẹ cần đưa trẻ đi khám khi có dấu hiệu bất thường vùng kín để bác sĩ đưa ra chỉ định phù hợp.
- Nong bao quy đầu:Trẻ nam có hẹp bao quy đầu sinh lý, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách nong bao quy đầu tại đúng cách tại nhà. Hằng ngày khi tắm bố mẹ có thể lộn ra, dần dần rồi bao quy đầu sẽ trở lại bình thường chứ không cần phải cắt.
- Cắt bao quy đầu: Trong trường hợp hẹp khít bao quy đầu, không thể lộn ra được hoặc đã thực hiện nong bao quy đầu nhưng không cải thiện thì mới có chỉ định cắt bao quy đầu.
Như vậy, không phải trường hợp nào có hẹp bao quy đầu khi đi khám cũng có chỉ định cắt bao quy đầu. Cha mẹ nên sáng suốt lựa chọn các Bệnh viện uy tín với bác sĩ Nam học có khả năng chuyên môn cao để đưa ra hướng điều trị thích hợp, tránh chẩn đoán sai gây ảnh hưởng tới sự phát triển của dương vật và sức khỏe sinh sản sau này của trẻ.
Độ tuổi thích hợp để cắt bao quy đầu ở trẻ
Đây là băn khoăn chung của rất nhiều bậc phụ huynh có con trai khi bé có chứng dài/ hẹp bao quy đầu. Đối với vấn đề này, bác sĩ CKI Trương Văn Phi – trưởng Đơn nguyên Nam học, Bệnh viện Đa khoa Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghề đưa ra câu trả lời như sau:
▪️ Cha mẹ không nên cắt bao quy đầu khi trẻ sơ sinh, bởi hầu hết đến 99% các bé trai sinh ra đã có dài/hẹp bao quy đầu. Dần dần với sự phát triển của cơ thể tình trạng này sẽ chấm dứt, lớp da bao quy đầu sẽ tuột xuống, dương vật phát triển bình thường.
▪️ Nhiều trẻ muộn hơn tới 4-5 tuổi vẫn bị dài/ hẹp bao quy đầu. Cha mẹ có thể sử dụng thuốc và kết hợp nong bao quy đầu tại nhà cho trẻ. Để nong bao quy đầu đúng cách, hạn chế tình trạng viêm nhiễm, các bậc phụ huynh nên tham khảo ý kiến từ các bác sĩ chuyên khoa.
▪️ Trong trường hợp nong bao quy đầu tại nhà không có tác dụng hoặc trẻ 7-8 tuổi mới phát hiện dài/ hẹp bao quy đầu thì cha mẹ cần đưa trẻ đi khám, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định cắt bao quy đầu.
>>> Sở dĩ, 7-8 tuổi là độ tuổi thích hợp để cắt bao quy đầu vì trẻ đã hiểu và ý thức được sự hướng dẫn từ người lớn. Đồng thời, cắt bao quy đầu vào thời điểm này sẽ khiến giúp dương vật phát triển toàn diện khi bước vào độ tuổi dậy thì, không ảnh hưởng đến chức năng sinh lý sau này.
Nam giới trưởng thành dù đã bước qua độ này nhưng nếu phát hiện dài/ hẹp bao quy đầu thì cần thực hiện cắt bao quy đầu để giảm tỷ lệ mắc xuất tinh sớm, phòng tránh bệnh lý viêm nhiễm nam khoa và nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
Vì sao cần quan tâm tới độ tuổi cắt bao quy đầu ở trẻ?
Cắt bao quy đầu là thủ thuật được áp dụng với những bé trai có bao quy đầu hẹp khít không thể lộn ra được hoặc đã thực hiện nong bao quy đầu nhưng không cải thiện.
Là thủ thuật nhằm loại bỏ lớp da thừa phần đầu dương vật, tạo điều kiện thuận lợi để “cậu nhỏ” phát triển toàn diện khi bước vào độ tuổi dậy thì. Do vậy, cắt bao quy đầu thường được chỉ định khi trẻ từ 7-8 tuổi. Ở độ tuổi này, trẻ đã hiểu và ý thức được việc cắt bao quy đầu nên sau khi phẫu thuật, trẻ sẽ biết cách chăm sóc và bảo vệ vết thương không bị viêm nhiễm và có thể hồi phục nhanh chóng.
Có nên cắt bao quy đầu khi trẻ còn quá nhỏ?
– Cắt bao quy đầu quá sớm khi trẻ còn quá nhỏ sẽ khiến trẻ có nguy cơ bị thiếu da bao quy đầu khi trưởng thành.
– Da của trẻ nhỏ yếu, dễ tổn thương, cắt quá sớm sẽ rất dễ để lại sẹo xấu.
– Một số trẻ sau cắt bao quy đầu còn có hiện tượng tái phát hẹp bao quy đầu hoặc lỗ tiểu. Như vậy, hiệu quả của phẫu thuật cắt bao quy đầu sẽ không còn cao.
– Cắt bao quy đầu khi trẻ còn quá nhỏ, sau phẫu thuật quá trình vệ sinh sẽ gặp nhiều khó khăn. Bởi mỗi khi cha mẹ động vào trẻ đều khóc thét, việc vệ sinh sẽ trở nên khó khăn, trẻ có nguy cơ viêm nhiễm vùng kín.
>>> Tùy thuộc vào tình trạng bao quy đầu, độ tuổi và chế độ sinh hoạt của bệnh nhi mà bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp. Vậy nên, cha mẹ không nên chần chừ việc thăm khám khi nhận thấy bất thường vùng kín ở trẻ, tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản sau này.
Đơn nguyên Nam học – Trung tâm Hiếm muộn và Y học Giới tính Hà Nội – Bệnh viện đa khoa Hà Nội
Địa chỉ: Số 29 Hàn Thuyên, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline: 1900 2345 29
Kênh thông tin:
Website: Trung tâm Hiếm muộn và Y học giới tính Hà Nội
Facebook: Khoa Nam học – Trung tâm IVF Hà Nội