banner-contact

Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài 35-45 ngày có bình thường không?

0

lượt xem

Giới hạn cho phép của chu kỳ kinh nguyệt bình thường là từ 35 – 45 ngày. Tuy nhiên, việc khoảng giữa các kỳ kinh nguyệt quá xa, kết hợp với các triệu chứng nhiễm bệnh phụ khoa hoặc nghi ngờ mang thai thì cần đi kiểm tra ngay.

Chu kỳ kinh nguyệt 35 – 45 ngày liệu có bình thường không?

Chu kỳ kinh nguyệt được tính bắt đầu từ ngày hành kinh đầu tiên và kết thúc vào ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt tiếp theo. Mặc dù một chu kỳ kinh nguyệt trung bình kéo dài 28 ngày, nhưng giới hạn bình thường của nó có thể nằm từ 21 – 45 ngày. Như vậy, với các chu kỳ kinh nguyệt sau đều được đánh giá là bình thường:

  • Chu kỳ kinh nguyệt 35 ngày
  • Chu kỳ kinh nguyệt 40 ngày
  • Chu kỳ kinh nguyệt 45 ngày
  • Dao động chu kỳ kinh nguyệt 35 – 40 ngày
  • Dao động chu kỳ kinh nguyệt 35 – 45 ngày

Khoảng cách lớn giữa các kỳ kinh nguyệt thường xảy ra với những người mới có kinh nguyệt. Trong khi đó, chu kỳ ngắn hơn và đều đặn thường gặp ở phụ nữ đã chững tuổi. Ngoài ra, chu kỳ kinh nguyệt không đều còn liên quan đến việc sử dụng thuốc tránh thai hoặc đặt vòng tránh thai.

Dấu hiệu của chu kỳ kinh nguyệt bình thường?

Các triệu chứng khi đến kỳ kinh nguyệt thay đổi theo từng chu kỳ, nhưng nhìn chung, chúng đều có các đặc điểm sau:

  • Mọc mụn
  • Đau bụng kinh
  • Đói hơn
  • Các vấn đề về giấc ngủ
  • Thay đổi tâm trạng
  • Căng ngực
  • Đầy hơi

Mụn sẽ xuất hiện nhiều vào kì kinh nguyệt

Khi xảy ra các triệu chứng bất thường dưới đây thì bạn cần đi khám ngay:

  • Kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày
  • Thay băng vệ sinh hàng giờ
  • Kinh nguyệt nặng hơn bình thường
  • Đột ngột dừng kinh nguyệt trong hơn 90 ngày
  • Đau dữ dội
  • Nghi ngờ có thai

Bạn cần đi khám ngay khi có dấu hiệu đau dữ dội

Cách theo dõi chu kỳ kinh nguyệt

Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt để nắm được chu kỳ của bản thân có bình thường hay không. Thông tin cần ghi nhớ trong quá trình theo dõi kinh nguyệt gồm:

  • Thời gian bắt đầu và kết thúc mỗi chu kỳ
  • Hành kinh nặng hay nhẹ
  • Có cục máu đông hay không
  • Tần suất thay băng vệ sinh
  • Mức độ đau, co thắt vùng bụng, thắt lưng
  • Thay đổi tâm trạng
  • Dịch tiết âm đạo giữa các chu kỳ

Điều gì xảy ra trong thời kỳ rụng trứng?

Rụng trứng là hiện tượng giải phóng trứng vào buồng trứng. Khi bắt đầu có kinh, 1 quả trứng sẽ phát triển và được giải phóng. Sau khi rụng, trứng có thời gian tồn tại là 24 giờ.

Mang thai xảy ra khi tinh trùng gặp và thụ tinh với trứng. Thời gian tồn tại của tinh trùng trong ống dẫn trứng lên đến 07 ngày sau quan hệ tình dục.

Thỉnh thoảng có nhiều hơn 1 quả trứng được phóng ra. Điều này có thể tạo điều kiện cho nhiều tinh trùng thụ tinh với trứng hơn, dẫn đến hiện tượng sinh đôi, sinh ba.

Phụ nữ không thể mang thai nếu không rụng trứng. Việc sử dụng các biện pháp tránh thai nội tiết tố như thuốc tránh thai, miếng dán tránh thai, có thể ngăn chặn quá trình rụng trứng.

Khi nào dễ thụ thai nhất?

Khoảng thời gian rụng trứng chính là lúc mà phụ nữ có thể mang thai. Rất khó để xác định thời gian rụng trứng chính xác nhưng với hầu hết phụ nữ, nó thường xảy ra vào khoảng 10 – 16 ngày trước kỳ kinh nguyệt tiếp theo.

Việc tất cả phụ nữ đều có khả năng sinh sản vào ngày 14 của chu kỳ kinh nguyệt là không chính xác. Điều này có thể đúng với những phụ nữ có chu kỳ 28 ngày đều đặn, nhưng không đúng với những phụ nữ có chu kỳ ngắn hơn hoặc dài hơn.

 

img-form-left

    Họ và tên
    Số điện thoại
    Nội dung tư vấn