banner-contact

Đái tháo đường thai kỳ có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách điều trị

0

lượt xem

Theo thống kê, đái tháo đường thai kỳ không phải là một bệnh hiếm gặp. Trung bình, có khoảng 2 – 10% mẹ bầu mắc phải bệnh này. Đái tháo đường thai kỳ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến cả mẹ và bé. Vì vậy mẹ bầu cần theo dõi tình hình sức khoẻ của mình thường xuyên để có các biện pháp chữa trị kịp thời, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Đái tháo đường thai kỳ là gì?

Chỉ số đường huyết tăng cao là dấu hiệu của tình trạng đái tháo đường khi mang thai

Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường, xảy ra trong quá trình mang thai từ tuần thứ 24 đến tuần thứ 28. Đái tháo đường thai kỳ nếu không được phát hiện sớm và chữa trị đúng cách sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con. 

Dấu hiệu nhận biết đái tháo đường thai kỳ?

Đái tháo đường thai kỳ gần như không có dấu hiệu nào rõ ràng. Bệnh chỉ được phát hiện trong những lần thăm khám thai định kỳ của thai phụ. Mẹ bầu có thể gặp một số triệu chứng sau:

  • Tiểu nhiều lần trong ngày
  • Luôn cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức
  • Mờ mắt
  • Khát nước liên tục
  • Ngủ ngáy
  • Tăng cân hoặc sụt cân quá nhanh so với khuyến nghị
  • Các vết trầy xước, xây xát lâu lành
  • Cảm thấy ngứa ngáy ở vùng kín, có nấm men

Nguyên nhân khiến mẹ bầu có thể mắc đái tháo đường thai kỳ

Khi chúng ta ăn, cơ thể sẽ phân hủy carbohydrate từ thực phẩm thành một loại đường mang tên glucose. Đường này đi vào máu, sau đó di chuyển đến các tế bào để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Một cơ quan gọi là tuyến tụy tạo ra loại hormone có tên insulin, giúp vận chuyển đường vào các tế bào cũng như làm giảm lượng đường trong máu. 

Trong thời kỳ mang thai, nhau thai – cơ quan nuôi và cung cấp oxy cho em bé – tiết ra các hormone giúp thai nhi phát triển. Một vài hormone trong số này khiến cơ thể thai phụ khó sản xuất hoặc sử dụng insulin hơn (còn gọi là đề kháng insulin).

Để giữ lượng đường trong máu ổn định, tuyến tụy của thai phụ phải tạo ra nhiều insulin hơn – gấp ba lần bình thường. Trong trường hợp tuyến tụy không thể tạo ra đủ insulin, lượng đường trong máu thai phụ sẽ tăng lên, gây ra bệnh đái tháo đường thai kỳ.

Nguy cơ mắc đái tháo đường trong lúc mang bầu sẽ tăng lên nếu:

  • Bị thừa cân – béo phì trước khi mang thai
  • Tăng cân rất nhanh trong thai kỳ
  • Có người thân (cha mẹ, anh chị em) mắc bệnh tiểu đường tuýp 2
  • Có lượng đường trong máu cao, nhưng chưa đủ để được chẩn đoán đái tháo đường. Hiện tượng này được gọi là tiền tiểu đường
  • Có tiền sử mắc bệnh ở lần mang thai trước
  • Trên 35 tuổi
  • Từng sinh một hoặc nhiều bé nặng hơn 4kg
  • Từng bị thai lưu, sinh con bị dị tật, sinh non
  • Đã hoặc đang bị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

Biến chứng mà đái tháo đường thai kỳ có thể gây ra

Đái tháo đường thai kỳ khiến trẻ bị vàng da ngay khi vừa sinh

Không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe thai phụ, bệnh đái tháo đường thai kỳ còn tiềm ẩn một số nguy cơ cho em bé như:

  • Tăng trưởng quá mức và thai to: Lượng đường trong máu cao hơn bình thường ở người mẹ là nguyên nhân khiến thai nhi phát triển quá nhanh, dẫn tới cân nặng lúc sinh khá to (thường là trên 4kg). Thai quá lớn sẽ dễ gặp phải chấn thương trong lúc sinh hoặc không thể sinh thường.
  • Sinh non: Lượng đường trong máu cao làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm và sinh con trước ngày dự sinh của thai phụ. Hoặc thai phụ được khuyến nghị sinh sớm vì em bé đã quá lớn.
  • Khó thở nghiêm trọng: Trẻ sinh non từ những bà mẹ mắc bệnh có nguy cơ gặp phải hội chứng suy hô hấp – một tình trạng gây khó thở.
  • Lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết): Đôi khi, em bé sinh ra từ mẹ bị tiểu đường khi mang thai sẽ đối diện với tình trạng lượng đường trong máu thấp ngay sau khi chào đời. Không chỉ vậy, những đợt hạ đường huyết nghiêm trọng còn có thể gây co giật cho bé. Cần cho bé ăn ngay hoặc truyền dung dịch qua đường tĩnh mạch nhằm đưa lượng đường trong máu của bé trở lại bình thường.
  • Dị tật bẩm sinh.
  • Tử vong ngay sau sinh.
  • Em bé có thể bị tăng hồng cầu, vàng da ngay khi chào đời
  • Nguy cơ béo phì và bệnh tiểu đường tuýp 2 khi trưởng thành.
  • Có thể dẫn đến thai chết lưu

Trong khi đó, đối với thai phụ bị đái tháo đường trong thai kỳ, các biến chứng sức khỏe có thể xảy ra là:

  • Tăng huyết áp khi mang thai và tiền sản giật: Đây là hai biến chứng nghiêm trọng của thai kỳ, có thể đe dọa tính mạng cả mẹ và con.
  • Sinh mổ do thai nhi phát triển lớn hơn bình thường, không thể sinh thường
  • Tăng nguy cơ sinh non.
  • Tăng nguy cơ sảy thai tự nhiên 
  • Tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
  • Mắc bệnh đái tháo đường trong tương lai hoặc có thể tiến triển thành đái tháo đường tuýp 2 khi về già

Điều trị bệnh đái tháo đường thai kỳ

Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh hợp lý làm giảm khả năng tiểu đường thai kỳ

  • Tuân thủ chế độ ăn phù hợp đối với người mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ
  • Duy trì thói quen tập thể dục đều đặn: thai phụ nên tập những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ hay yoga, duy trì mỗi ngày 15 – 30 phút
  • Kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên để kiểm soát cũng như đánh giá hiệu quả của quá trình điều trị
  • Lập biểu đồ phát triển thai nhi: Để giảm thiểu tối đa biến chứng cho mẹ và bé do tình trạng đái tháo đường thai kỳ gây ra, bác sĩ sẽ theo dõi sát sao kích thước của em bé trong những tuần thai cuối. Nếu thai nhi phát triển quá lớn, mẹ bầu có thể được đề nghị chấm dứt thai kỳ sớm hơn so với ngày dự sinh (với điều kiện thai phải đủ 37 tuần trở lên). Sau khi bạn vượt cạn an toàn, bác sĩ sẽ kiểm tra để đảm bảo lượng đường trong máu của thai phụ đã trở lại bình thường. Sau đó, cần kiểm tra lại đường huyết sau khi sinh 4-12 tuần và định kỳ mỗi năm.

Phòng tránh đái tháo đường thai kỳ như thế nào?

  • Có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, không thừa chất
  • Thể dục hoặc vận động hằng ngày
  • Giữ cân nặng ở mức hợp lý khi mang thai

Để đặt lịch khám, bệnh nhân có thể trực tiếp đến Trung tâm Hiếm muộn và Y học giới tính Hà Nội hoặc liên hệ tổng đài tư vấn miễn phí 1900 2345 29 để được tư vấn và giải đáp.

Trung tâm Hiếm muộn và Y học Giới tính Hà Nội 

Địa chỉ: Số 29 Hàn Thuyên, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hotline: 1900 2345 29

 

Kênh thông tin: 

Website: Trung tâm Hiếm muộn và Y học giới tính Hà Nội

Facebook: Trung tâm Hỗ trợ sinh sản IVF – Bệnh viện Đa khoa Hà Nội

Youtube: Trung tâm IVF Hà Nội

Hội nhóm Facebook: Hội cha mẹ mong con – IVF Hà Nội

Hội nhóm Zalo: Săn hổ vàng – IVF Hà Nội

img-form-left

    Họ và tên
    Số điện thoại
    Nội dung tư vấn