banner-contact

Đau bụng dữ dội trong kỳ kinh nguyệt có đáng lo ngại không?

0

lượt xem

Chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng tự nhiên hàng tháng biểu hiện cơ thể người phụ nữ đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc thụ thai và mang thai. Đau bụng kinh (đau bụng khi đến tháng hoặc tới tháng) là cảm giác đau hoặc đau quặn ở bụng dưới, thường xuất hiện ngay trước kỳ kinh từ 1 đến 2 ngày và trong chu kỳ kinh nguyệt

Chu kì này diễn ra như sau:

  • Đầu chu kì, lớp niêm mạc ở thành tử cung được làm dày bởi các mô máu để đợi trứng đã thụ tinh vào làm tổ và phát triển thành thai.
  • Cuối chu kì, sau 14 ngày trứng đã rụng nhưng không có phôi thai được hình thành, lớp niêm mạc sẽ tự bong ra, tử cung làm động tác co thắt để đẩy chúng ra ngoài. Đó gọi là kinh nguyệt.

Đau bụng kinh là hiện tượng hết sức bình thường. Mức độ đau của mỗi người có thể khác nhau nhưng hầu như chị em nào cũng phải trải qua trong đời.

Đối với một số chị em phụ nữ, cơn đau này chỉ âm ỉ, râm ran. Ngược lại, có những trường hợp nữ giới cảm thấy đau quằn quại, dữ dội ảnh hưởng tới các hoạt động bình thường trong cuộc sống. Cơn đau có thể lan tới các vùng liên quan như lưng, đùi,.. Sở dĩ cơn đau xuất hiện là do sự co bóp của tử cung để đẩy hoàn toàn lớp niêm mạc tử cung đã bong ra ngoài.

Đau bụng kinh được chia thành mấy loại?

  • Đau bụng kinh nguyên phát: cơn đau xuất hiện thường xuyên tại mỗi chu kỳ kinh, không liên quan đến các bệnh lý khác. Thường kéo dài 2-3 ngày
  • Đau bụng kinh thứ phát: đó là những cơn đau liên quan đến bệnh lý có thể gặp ở cơ quan sinh sản của nữ giới như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, bệnh tuyến tử cung hay nhiễm trùng âm đạo. Loại đau này thường bắt đầu trước chu kỳ kinh, kéo dài hơn cơn đau bụng kinh thông thường.

Đau bụng kinh dữ dội do đâu?

Đau bụng kinh dữ dội do sự co thắt mạnh của tử cung

  • Tử cung co thắt quá mạnh
  • Cổ tử cung hẹp khiến máu kinh khó bị đẩy ra hoàn toàn nên tử cung cần phải co bóp mạnh và nhiều lần để đẩy ra
  • Do dị tật bẩm sinh ở tử cung
  • Ảnh hưởng từ việc đặt vòng tránh thai
  • Thể trạng sức khoẻ yếu, lao động/làm việc quá sức
  • Thay đổi nội tiết tố
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh: ăn đồ cay nồng, ăn đồ lạnh,…

Làm sao để giảm bớt đau bụng kinh dữ dội?

Uống nước ấm giúp giảm đau bụng kinh hơn

Khi cơn đau dữ dội, áp dụng một số cách dưới đây có thể giúp nữ giới cảm thấy dễ chịu hơn:

  • Giữ ấm vùng bụng: uống nước ấm hoặc đặt túi giữ nhiệt ở vùng bụng dưới.
  • Message bụng dưới nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ để giảm căng chướng, tức bụng
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ: nghe có vẻ không liên quan nhưng việc vệ sinh âm đạo bằng nước ấm cùng với nước rửa có độ pH phù hợp sẽ giúp giảm đau từ việc co thắt của tử cung
  • Hạn chế làm việc nặng và vận động mạnh
  • Tránh sử dụng rượu bia, các chất kích thích nếu không muốn cơn đau trở nên dữ dội hơn

Đau bụng kinh dữ dội trong kỳ kinh nguyệt chỉ là phản ứng sinh lý hết sức bình thường, không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ sinh sản của nữ giới. Tuy nhiên, nếu bụng dưới đau quằn quại xuất phát từ các bệnh lý khác lại gây ra hậu quả khó lường. 

Để đặt lịch khám, bệnh nhân có thể trực tiếp đến Trung tâm Hiếm muộn và Y học giới tính Hà Nội hoặc liên hệ tổng đài tư vấn miễn phí 1900 2345 29 để được tư vấn và giải đáp.

Trung tâm Hiếm muộn và Y học Giới tính Hà Nội 

Địa chỉ: Số 29 Hàn Thuyên, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hotline: 1900 2345 29

 

Kênh thông tin: 

Website: Trung tâm Hiếm muộn và Y học giới tính Hà Nội

Facebook: Trung tâm Hỗ trợ sinh sản IVF – Bệnh viện Đa khoa Hà Nội

Youtube: Trung tâm IVF Hà Nội

Hội nhóm Facebook: Hội cha mẹ mong con – IVF Hà Nội

Hội nhóm Zalo: Săn hổ vàng – IVF Hà Nội

img-form-left

    Họ và tên
    Số điện thoại
    Nội dung tư vấn