banner-contact

Đau đẻ là gì? Dấu hiệu nhận biết cơn đau đẻ

0

lượt xem

Cơn đau đẻ là dấu hiệu đặc trưng báo hiệu quá trình chuyển dạ. Nhận biết đúng về cơn đau đẻ sẽ giúp các mẹ bầu hiểu hơn về quá trình chuyển dạ và chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho quá trình vượt cạn.

Thông thường, bắt đầu từ khoảng 3 tuần trước ngày dự sinh, mẹ bầu sẽ có dấu hiệu chuyển dạ. Đây là quá trình sinh lý tự nhiên, nhưng sẽ khiến những mẹ mang thai lần đầu bỡ ngỡ.

Đau đẻ là gì?

Đau đẻ hay đau bụng đẻ là hiện tượng xuất phát từ cơn co tử cung. Tạo nên cơn co thắt có diễn tiến nhịp nhàng, lúc co lúc nghỉ tạo ra áp lực đẩy thai nhi. Cơn đau đẻ gần giống với những cơn co trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, so với cơn co khi mang thai, hiện tượng đau đẻ có cường độ co thắt và mức độ khó chịu tăng dần theo thời gian. 

Vùng lưng dưới và bụng là hai khu vực mà các mẹ bầu thường có cảm giác đau mạnh mẽ nhất. Một số phụ nữ cũng có thể cảm thấy đau tại vị trí hai bên sườn và bắp đùi. Nhiều người miêu tả cơn gò chuyển dạ như bị chuột rút mạnh hoặc đau quặn thắt ruột.

Các dấu hiệu nhận biết cơn đau bụng đẻ

Khá nhiều mẹ bầu nhầm lẫn những cơn gò giai đoạn cuối thai kỳ với cơn đau đẻ, đặc biệt là mẹ mang thai lần đầu hoặc mẹ bầu mang thai chưa tới những tháng cuối thai kỳ.

Dấu hiệu chuyển dạ sớm

  • Trằn nặng bụng dưới: Đau bụng dưới và lưng dưới là hai dấu hiệu thường gặp ở phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt, hiện tượng này cũng có thể thấy ở những thai phụ trong quá trình chuyển dạ. Dấu hiệu này xảy ra khoảng 2 tuần trước khi sinh. Nguyên nhân do đầu bé di chuyển xuống khung chậu, gây chèn ép bàng quang khiến mẹ có cảm giác mắc tiểu thường xuyên. 
  • Nhớt hồng âm đạo: Xuất hiện vài ngày trước khi hiện tượng chuyển dạ bắt đầu và sau khi khám âm đạo. Đây là chất nhầy được tiết ra bởi các tuyến nhầy cổ tử cung và nút lại ngay lỗ trong cổ tử cung giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Nếu máu âm đạo ra nhiều, đỏ tươi, sản phụ cần đến ngay bệnh viện để được kiểm tra kỹ càng hơn, ngay cả khi chưa có đau bụng nhiều. Đây có thể là dấu hiệu nguy hiểm cho mẹ và bé: rau bong non, rau tiền đạo, vỡ tử cung, sinh non…

Dấu hiệu chuyển dạ thật sự

Vỡ ối: Đây là tình trạng màng ối bao quanh thai bị vỡ và dịch ối chảy ra ngoài. Sau khi ối vỡ, thông thường hiện tượng chuyển dạ sẽ xảy ra.  

Dấu hiệu vỡ ối dễ nhận thấy khi người mẹ cảm nhận có dịch nước chảy ra từ âm đạo (nhiều hoặc ít), gây ướt quần và dịch ối có mùi tanh nồng. Bình thường ối vỡ khi cổ tử cung mở trọn 10cm, đầu thai nhi lọt xuống, kết hợp với cơn co tử cung khiến màng ối vỡ, giúp cho thai sổ ra ngoài.

Khi có hiện tượng vỡ ối, mẹ bầu nên tới ngay bệnh viện để chuẩn bị cho cuộc vượt cạn có thể diễn ra bất cứ lúc nào. Đặc biệt, vỡ ối có thể xảy ra vào ban đêm, khi mẹ đang ngủ, khiến nhiều gia đình bối rối, không biết cách xử trí. 

Do đó, các mẹ khi bước vào thai kỳ nên chú ý khám thai định kỳ để được các bác sĩ thăm khám, tư vấn về kiến thức thai sản. Việc chuẩn bị trước đi điểm sinh nở cũng sẽ giúp gia đình chủ động hơn.

Cơn gò tử cung: Cơn gò tử cung xuất hiện ngoài ý muốn của sản phụ. Kèm theo những cơn gò tử cung là cảm giác đau. Ngưỡng đau phụ thuộc theo cảm nhận của từng sản phụ, có người cảm thấy cơn đau đẻ dữ dội nhưng cũng có không ít sản phụ không gặp cảm giác đau khi chuyển dạ. 

Thông thường, khi áp lực cơn co đạt 25-30 mmHg. Sản phụ sẽ cảm thấy đau và sẽ tăng dần cảm giác đau theo thời gian.

Cơn đau vùng bụng dưới xuất hiện từng cơn, kéo dài khoảng 15 – 20 giây sau đó có quãng nghỉ hết đau khoảng 3 – 5 phút, quá trình này lặp lại đều đặn. Thời gian về sau cơn đau bụng dồn dập hơn và thời gian nghỉ ngắn hơn.

Khi các cơn co thắt xảy ra cách nhau chưa đến 10 phút nghĩa là chuyển dạ thực sự đã bắt đầu. 

Cách giảm các cơn đau đẻ

Có 2 phương pháp giúp các mẹ bầu kiểm soát cơn đau đẻ là sử dụng thuốc hoặc thực hiện các hoạt động để làm “xao nhãng”, tạm quên cảm giác đau. Ví dụ như: di chuyển xung quanh, tập thở, tắm vòi hoa sen, massage, chườm nóng hoặc lạnh, nghe nhạc… Ngoài ra, sản phụ cũng cần có người thân bên cạnh để hỗ trợ, động viên về tinh thần.

Việc sử dụng các loại thuốc hỗ trợ giảm đau cần phải được trao đổi trước với bác sĩ. Sau khi khám và đánh giá toàn trạng, bác sĩ sẽ có chỉ định thuốc giảm đau phù hợp cho sản phụ. 

Mong rằng bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích về dấu hiệu nhận biết cơn đau đẻ cho các mẹ bầu.

Để đặt lịch khám tại Trung tâm, quý khách hàng có thể liên hệ số hotline để được tư vấn miễn phí

Trung tâm Hiếm muộn và Y học Giới tính Hà Nội 

Địa chỉ: Số 29 Hàn Thuyên, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hotline: 1900 2345 29

 

Kênh thông tin: 

Website: Trung tâm Hiếm muộn và Y học giới tính Hà Nội

Facebook: Trung tâm Hỗ trợ sinh sản IVF – Bệnh viện Đa khoa Hà Nội

Youtube: Trung tâm IVF Hà Nội

Hội nhóm Facebook: Hội cha mẹ mong con – IVF Hà Nội

Hội nhóm Zalo: Săn hổ vàng – IVF Hà Nội

img-form-left

    Họ và tên
    Số điện thoại
    Nội dung tư vấn