banner-contact

Dấu hiệu nhận biết chuyển phôi thành công sau khi thực hiện IVF

0

lượt xem

Sau 2 tuần chuyển phôi  bác sĩ sẽ yêu cầu người vợ xét nghiệm máu đo nồng độ hormone beta hCG để xem phôi có làm tổ thành công hay không. Tuy nhiên, bạn có thể tự nhận biết thông qua một số dấu hiệu chuyển phôi thành công sau đây

Sau chuyển phôi 1-2 ngày đầu

Bạn có cảm giác mót tiểu và đi tiểu nhiều lần, bên cạnh đó bạn có thể cảm thấy đau tức vùng ngực. Trong những ngày này, bạn cần chú ý giữ vùng kín sạch sẽ, thường xuyên thay quần lót; không thụt rửa âm đạo, không sử dụng bất kỳ nước rửa hoặc thảo dược âm đạo nào.

Sau chuyển phôi từ 3-5 ngày

Giai đoạn này rất quan trọng bởi đây là lúc phôi tìm nơi làm tổ. Chính vì thế, bạn nên vận động nhẹ nhàng hơn bình thường, nằm nghỉ ngơi nhiều hơn. Không cúi gập người hay xỏ giày vì động tác này có thể gây ảnh hưởng trực tiếp lên tử cung.

Bạn có thể để ý những dấu hiệu chuyển phôi thành công sau 3 – 5 ngày gồm:

  • Cảm giác nặng và quặn vùng bụng dưới, thỉnh thoảng có cơn đau nhói;
  • Căng tức ngực, đau ở đầu ti hoặc đau bầu ngực;
  • Đau lưng hoặc đau phía bên 2 hông eo;
  • Có thể xuất hiện đốm máu vì phôi thai gây tổn thương lớp niêm mạc tử cung khi làm tổ. Nếu tình trạng xuất huyết nhiều, bạn cần đến ngay bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra.

Sau chuyển phôi từ 6-8 ngày

Bạn có thể xuất hiện các triệu chứng như lâm râm vùng bụng, cảm thấy đau đầu, mệt mỏi. Vào những ngày này, bạn nên nghỉ ngơi và uống nước nhiều hơn.

Sau chuyển phôi từ 9 – 10 ngày

Ở những ngày này, bạn có thể xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn kèm theo khó thở, mệt mỏi, chóng mặt… Tuy nhiên cũng có những trường hợp cơ thể bình thường, không xuất hiện triệu chứng gì.

Sau chuyển phôi từ 11 – 13 ngày

Hầu hết tất cả bệnh nhân đều dùng que thử thai ở thời điểm này vì tin rằng kết quả khá chính xác. Tuy nhiên, trong thời gian này bệnh nhân có sử dụng thuốc nội tiết nên có thể cho kết quả dương tính giả. Do đó, khuyến khích bệnh nhân không nên vội vàng thử que vào thời điểm này để tránh ảnh hưởng đến tâm lý và tinh thần.

Sau chuyển phôi 14 ngày

Sau 2 tuần chuyển phôi, người vợ sẽ được hẹn đến trung tâm để xét nghiệm máu đo Beta HCG. 

Nếu nồng độ Beta HCG ở mức cao hơn 25 mIU/ml có nghĩa là có thai. Vì nồng độ HCG ở giai đoạn đầu thai kỳ tăng rất nhanh, thông thường nồng độ HCG sẽ tăng gấp đôi sau mỗi 48 – 72 giờ. Do đó, nếu sau 2 ngày đo lại nếu nồng độ Beta HCG tăng khoảng từ 1,5 lần trở lên thì chứng tỏ thai đang phát triển tốt.

Trường hợp nồng độ Beta HCG tăng thấp, có kèm theo các dấu hiệu bất thường như đau bụng âm ỉ kéo dài, xuất huyết âm đạo… có nghĩa là phôi thai đang thoái triển, khả năng giữ được thai thấp. Tuy nhiên, nếu được can thiệp xử trí sớm và kịp thời, sau 48 giờ xét nghiệm lại nồng độ Beta HCG tăng gấp đôi thì vẫn còn hy vọng giữ được thai.

Trường hợp nồng độ Beta HCG cao hơn mức bình thường có khả năng mang đa thai. Ngoài ra, trong thời gian dưỡng thai chờ siêu âm, nếu bạn có ra máu âm đạo kèm đau vùng bụng thì nên đến ngay bệnh viện để được thăm khám sớm, loại trừ khả năng mang thai ngoài tử cung.

Trường hợp nồng độ Beta HCG sau 2 ngày không tăng hoặc giảm dần cần tiếp tục theo dõi thêm. Nếu giảm thấp hơn 5mUI/ml có nghĩa là sảy thai. Lúc này, bạn cần chuẩn bị tinh thần và dưỡng sức khỏe để chuyển phôi vào các chu kỳ kế tiếp.

Cần làm gì khi chuyển phôi thành công

Sau khi chuyển phôi thành công, người mẹ nên chú ý đến sức khỏe dinh dưỡng của mình nhiều hơn để bảo vệ sức khỏe bản thân và cả thai nhi.

Đi khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ

Khám thai để loại trừ trường hợp thai ngoài tử cung đồng thời kiểm tra cân nặng, nhịp tim, huyết áp… nhằm phòng ngừa các biến chứng có thể xảy đến trong thai kỳ như đái tháo đường thai kỳ, tăng huyết áp thai kỳ…

Có một chế độ ăn uống lành mạnh

Các loại thực phẩm giàu chất xơ có tác dụng gia tăng nồng độ estrogen, sẽ làm tăng khả năng thành công khi phôi thai bám vào tử cung. Nên ăn nhiều rau có màu xanh đậm như cải bó xôi, cải xoăn, cải xanh và bổ sung thêm hạt lanh, ngũ cốc nguyên hạt.

Người mẹ cũng nên bổ sung thêm thực phẩm giúp phát triển hormone trong cơ thể như dầu dừa, dầu gan cá tuyết, hạt macca.

Thêm vào khẩu phần ăn các loại hạt như hạt bí ngô, hạt hướng dương, tảo xoắn…

Luôn giữ tâm trạng thoải mái

Tâm trạng bồn chồn lo lắng sẽ làm cho quá trình phôi thai bám vào tử cung gặp trở ngại. Vì vậy chị em nên giữ tinh thần thật thoải mái.

Ngủ đủ giấc

Chị em nên nhớ ngủ đủ giấc khoảng 7 – 8 giờ mỗi ngày, có thể ngủ một vài giấc nhỏ trong ngày giấc ngủ phải thật chất lượng.

Kết hợp tập thể dục nhẹ nhàng

Tập những bài tập thể dục nhẹ nhàng hay những động tác yoga cơ bản giúp phôi thai nhanh bám vào tử cung và tốt cho việc sinh sản sau này.

Là một chuyên khoa mũi nhọn của Bệnh viện Đa khoa Hà Nội, Trung tâm Hiếm muộn và Y học Giới tính Hà Nội có nhiều lợi thế vượt trội trong điều trị hiếm muộn như đội ngũ chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại, áp dụng các công nghệ tiên tiến nhất. Nhờ đó, Trung tâm đã trở thành người đồng hành tin cậy cho cho các gia đình hiếm muộn mong con.

Để đặt lịch khám, bệnh nhân có thể trực tiếp đến Trung tâm Hiếm muộn và Y học giới tính Hà Nội hoặc liên hệ tổng đài tư vấn miễn phí 1900 2345 29 để được tư vấn và giải đáp.

Trung tâm Hiếm muộn và Y học Giới tính Hà Nội 

Địa chỉ: Số 29 Hàn Thuyên, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hotline: 1900 2345 29

 

Kênh thông tin: 

Website: Trung tâm Hiếm muộn và Y học giới tính Hà Nội

Facebook: Trung tâm Hỗ trợ sinh sản IVF – Bệnh viện Đa khoa Hà Nội

Youtube: Trung tâm IVF Hà Nội

Hội nhóm Facebook: Hội cha mẹ mong con – IVF Hà Nội

Hội nhóm Zalo: Săn hổ vàng – IVF Hà Nội

img-form-left

    Họ và tên
    Số điện thoại
    Nội dung tư vấn