Dính buồng tử cung là do thành tử cung phía trước và thành tử cung phía sau bị dính vào với nhau. Điều này làm cho nội mạc tử cung rất khó có thể tái tạo lại được và gây ra những ảnh hưởng nhất định đến quá trình thụ thai của nữ giới.
Dính buồng tử cung có nguy cơ xảy ra cao hơn đối với những chị em đã từng can thiệp buồng tử cung như nạo, hút thai, bóc tách u xơ tử cung và để lại những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản.
Dính buồng tử cung là một căn bệnh nguy hiểm
Các dạng dính buồng tử cung
Dính buồng tử cung thường có 2 dạng:
- Tử cung bị dính hoàn toàn: thành niêm mạc tử cung trước và sau dính hoàn toàn vào nhau dẫn tới vô kinh, vô sinh thứ phát ở phụ nữ
- Tử cung bị dính một phần: chị em sẽ thường có kinh không đều đặn, số ngày hành kinh ít, lượng máu giảm không đồng nhất.
Nguyên nhân dẫn đến dính buồng tử cung
Nạo/phá thai có nguy cơ bị dính buồng tử cung cao hơn
- Sót nhau thai sau khi sinh con hoặc sảy thai
- Nạo/phá thai: trong trường hợp gặp các bác sĩ tay nghề yếu hoặc làm không đúng quy trình có thể khiến lớp niêm mạc tử cung bị tổn thương, để lại sẹo, dị dạng thậm chí làm cho đáy tử cung bị tổn thương sâu
- Viêm nhiễm vùng kín nặng, kéo dài mà không được chữa trị
- Tử cung có sự can thiệp sâu để chữa bệnh
Làm thế nào để chị em biết có bị dính buồng tử cung hay không?
- Theo dõi chu kì kinh nguyệt, quan sát lượng máu trong kỳ kinh liệu có thất thường (kinh thưa) hay thậm chí là mất kinh không
- Theo dõi niêm mạc tử cung: độ dày niêm mạc tử cung giữa chu kì kinh từ 8 – 12mm. Siêu âm phát hiện niêm mạc tử cung dưới 4mm có thể được xem là một dấu hiệu
- Đau bụng dưới âm ỉ hoặc dữ dội trong thời gian dài. Cần đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán kịp thời
Dính buồng tử cung khiến chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc mất
Dính buồng tử cung liệu mang thai được không?
Dính buồng tử cung có thể mang thai được đối với trường hợp tử cung chỉ bị dính một phần. Nếu phát hiện sớm và tích cực điều trị bằng phẫu thuật như tách phần bị dính để tái tạo buồng tử cung hoặc dùng thuốc nội tiết làm niêm mạc dày lại. Diện tích tử cung bị dính càng nhỏ thì kết quả càng cao.
Tuy nhiên trong trường hợp diện tích dính buồng tử cung lớn, thai nhi phát triển khoẻ mạnh và hạ sinh an toàn lại rất hiếm. Bởi mặc dù trứng và tinh trùng gặp được nhau nhưng không thể bám vào thành tử cung do không còn lớp đáy tạo chức năng, niêm mạc tử cung quá mỏng dẫn tới tỷ lệ sảy/sinh non vô cùng cao.
Dính buồng tử cung không được điều trị sớm về lâu dài sẽ khiến nữ giới mất hoàn toàn khả năng làm mẹ, là nguyên nhân dẫn tới vô sinh hoặc vô sinh thứ phát.
Chị em bị dính buồng tử cung muốn mang thai được trước hết cần chữa bệnh càng sớm càng tốt. Hiện nay đã có phương pháp phẫu thuật tách dính tử cung và phẫu thuật nội soi với tỷ lệ thành công từ 60 – 70%. Sau khi mổ thành công, buồng tử cung trở lại bình thường, 2 vòi tử cung thông và buồng trứng tốt thì hoàn toàn có thể mang thai tự nhiên được.
Dính buồng tử cung dễ bị nhầm lẫn bởi các dấu hiệu ban đầu của nó không quá rõ ràng và triệu chứng gần giống với các bệnh lý khác. Để phát hiện được mình có bị dính buồng tử cung không, chị em phụ nữ nên đến các bệnh viện chuyên khoa để được chẩn đoán một cách chính xác nhất.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp phần nào thắc mắc “ Dính buồng tử cung có mang thai được không?” và có thêm các thông tin hữu ích về bệnh lý này.
Để đặt lịch khám, bệnh nhân có thể trực tiếp đến Trung tâm Hiếm muộn và Y học giới tính Hà Nội hoặc liên hệ tổng đài 1900 2345 29 để được tư vấn miễn phí.
Trung tâm Hiếm muộn và Y học Giới tính Hà Nội
Địa chỉ: Số 29 Hàn Thuyên, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline: 1900 2345 29
Kênh thông tin:
Website: Trung tâm Hiếm muộn và Y học giới tính Hà Nội
Facebook: Trung tâm Hỗ trợ sinh sản IVF – Bệnh viện Đa khoa Hà Nội
Youtube: Trung tâm IVF Hà Nội
Hội nhóm Facebook: Hội cha mẹ mong con – IVF Hà Nội