Dù chỉ là một bất thường nhỏ về cấu tạo sinh lý nhưng hẹp bao quy đầu có thể để lại nhiều phiền toái cho cánh mày, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe sinh sản và khả năng tình dục. Theo dõi ngay bài viết dưới đây để nắm được dấu hiệu nhận biết hẹp quy đầu và cách xử trí hiệu quả nhé!
Mục lục
Hẹp bao quy đầu là gì?
Hẹp bao quy đầu là tình trạng bất thường tại bao quy đầu khá phổ biến. Trong y học gọi tên tình trạng này là Phymosis – tức là chỉ những trường hợp bao da quy đầu không thể tuột hoàn toàn khỏi quy đầu được mà cần có tác động bên ngoài như dùng tay.
Đây là hiện tượng sinh lý thường gặp ở bé trai ngay từ khi chào đời (khoảng 90% bé trai sau khi sinh đều gặp phải). Nguyên nhân là do tại thời điểm này, bao quy đầu của trẻ chưa có sự phân tách giữa lớp bao da quy đầu và đầu dương vật.
Tuy nhiên, theo thời gian, dương vật của trẻ sẽ ngày càng phát triển to ra, lớp bao da quy đầu cũng sẽ dần dần tự tuột xuống để lộ đầu dương vật ra ngoài. Quá trình phân tách thường hoàn thành sau khi trẻ được 5 tuổi. Nếu trên 5 tuổi mà bao quy đầu vẫn không thể tự tuột xuống được (giữ nguyên trạng thái bọc kín dương vật) thì trẻ đã bị hẹp bao quy đầu bệnh lý, cần phải được thăm khám sớm tại cơ sở y tế chuyên khoa để có cách khắc phục tốt nhất.
Nhận biết hẹp bao quy đầu
Dấu hiệu nhận biết của bệnh lý hẹp bao quy đầu:
Hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ:
Bao quy đầu không tuột khỏi quy đầu, không để lộ quy đầu khi dương vật cương cứng hoặc khi tiểu tiện. So với các bé trai khác thì trẻ mắc hẹp bao quy đầu có tia nước tiểu rất nhỏ và yếu, bé khó tiểu, tiểu đau nên rất dễ khóc. Khi chất cặn bã tích lại nhiều có thể khiến bao quy đầu sưng phồng, viêm tấy, đau đớn.
Hẹp bao quy đầu ở nam giới trưởng thành:
Nam giới trưởng thành thường da bao quy đầu sẽ tự tuột xuống khỏi quy đầu khi dương vật cương cứng nhưng với những trường hợp nam giới mắc hẹp bao quy đầu thì lại không hề vậy. Hẹp bao quy đầu khiến cho bao quy đầu luôn ôm trọn lấy quy đầu, quy đầu chỉ lộ ra được một phần hoặc bán phần hoặc khi tuột ra được rồi bao quy đầu không trở lại như cũ được hoặc bao quy đầu dính vào quy đầu. Mỗi khi dùng tay để tuột bao quy đầu sẽ gây cho nam giới cảm giác đau đớn.
Ảnh hưởng của hẹp bao quy đầu?
Rất nhiều nam giới biết mình bị hẹp bao quy đầu từ lâu nhưng ngại không đi khám chỉ đến khi tự thấy có bất thường vùng kín mới tìm đến các cơ sở y tế để xử lý. Việc kéo dài thời gian thăm khám và cắt bao quy đầu có thể khiến cánh mày râu phải đối mặt với một số nguy cơ như:
Gây mất thẩm mỹ:
Hẹp bao quy đầu khiến quy đầu không được lộ ra hoàn toàn, bao da bó khít lấy quy đầu nên kích thước dương vật không được phát triển hoàn thiện, nam giới vì thế mà luôn tự ti vì dương vật ngắn nhỏ, mất thẩm mỹ.
Khó khăn khi sinh hoạt tình dục:
Khi dương vật cương cứng, hẹp bao quy đầu khiến vùng da bao quy đầu căng giãn, quy đầu bị bó chặt gây đau, khó chịu. Nam giới vì thế mà không thể giao hợp dễ dàng, khó thỏa mãn trong giao hợp. Nhiều trường hợp bị chảy máu, rách bao quy đầu và ám ảnh tình dục ở những lần sau đó.
Viêm quy đầu
Hẹp bao quy đầu khiến nước tiểu tích tụ tại bao da quy đầu không thoát hết hoàn toàn mà đọng lại một chút, nếu không biết giữ vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ còn tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm nam khoa như: Viêm bao quy đầu, viêm quy đầu, viêm niệu đạo,…
Ung thư dương vật
Có nhiều nguyên nhân gây ra ung thư dương vật nhưng nguyên nhân hay gặp nhất là do hẹp bao quy đầu.Hẹp bao quy đầu gây ứ đọng nước tiểu, tạo điều kiện cho vi khuẩn và virus phát triển, lâu dần phát triển thành tế bào ung thư.
Nhiễm khuẩn ngược dòng
Vi khuẩn có hại tại vùng viêm nhiễm quy đầu có thể đi ngược lên theo đường tiết niệu gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu hoặc theo đường ống dẫn tinh gây tắc ống dẫn tinh (nguy cơ vô sinh do tinh trùng không thể di chuyển theo đường ống dẫn tinh ra ngoài), viêm mào tinh, viêm tinh hoàn,…
Hẹp bao quy đầu nên can thiệp ở độ tuổi nào?
Điều trị hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ:
Với những bé trai dưới 7 tuổi có bao quy đầu hẹp do sinh lý, ba mẹ có thể lộn ra khi tắm cho bé, dần dần bao quy đầu sẽ trở lại bình thường chứ không cần phải cắt. Chỉ trong trường hợp hẹp khít bao quy đầu và không thể lộn được thì bác sĩ mới chỉ định cắt bao quy đầu.
Độ tuổi thích hợp để cắt bao quy đầu cho trẻ là trên 7 tuổi. Nếu cắt quá sớm trước tuổi dậy thì trẻ sẽ có nguy cơ thiếu da bao quy đầu sau khi trưởng thành. Với trẻ nhỏ, các bác sĩ sẽ tiến hành gây mê thanh quản (không gây mê nội khí quản) bé có thể ngủ ngoan trong suốt quá trình phẫu thuật mà không cảm nhận đau. Sau phẫu thuật, bác sĩ sẽ hướng dẫn cha mẹ cách chăm sóc và vệ sinh “vùng kín” cho trẻ để vết thương nhanh hồi phục. Đặc biệt khi cắt bao quy đầu vào mùa hè, trẻ sẽ có nhiều thời gian nghỉ ngơi hồi phục sức khỏe mà không ảnh hưởng tới việc học.
Đồng thời, ở giai đoạn phát triển trẻ sẽ có nhiều thay đổi về mặt sinh lý, cha mẹ nên theo dõi sát sao để kịp thời đưa ra hướng giải quyết, tránh bé gặp phải các hậu quả đáng tiếc khi trưởng thành.
Điều trị hẹp bao quy đầu ở nam giới trưởng thành:
Ở nam giới trưởng thành, nếu có dấu hiệu của hẹp quy đầu các bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng và đưa ra chỉ định cắt bao quy đầu để đảm bảo sự phát triển của dương vật cũng như ngăn chặn các nguy cơ ảnh hưởng do dài hẹp quy đầu gây ra.
Thời gian cắt bao quy đầu:
Những phiền toái, rắc rối do hẹp bao quy đầu để lại sẽ chấm dứt sau 15 – 20 phút thực hiện tiểu phẫu cắt bao quy đầu tại Đơn Nguyên Nam học Trung tâm IVF Hà Nội do bác sĩ chuyên khoa Nam học – Hiếm muộn hàng đầu thực hiện.
Vết cắt đẹp, thẩm mỹ
Không đau, không để lại sẹo
Hồi phục nhanh, ra về trong ngày
Chi phí trọn gói, không phát sinh
Nam giới có nhu cầu tư vấn, cắt bao quy đầu vui lòng nhắn tin tới Fanpage hoặc gọi điện theo hotline 1900 2345 29 để đặt lịch thăm khám riêng tư 1:1 với bác sĩ Trương Văn Phi – chuyên gia Nam học và Hiếm muộn hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành.
Trung tâm Hiếm muộn và Y học Giới tính Hà Nội
Địa chỉ: Số 29 Hàn Thuyên, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline: 1900 2345 29
Kênh thông tin:
Website: Trung tâm Hiếm muộn và Y học giới tính Hà Nội
Facebook: Khoa Nam học – Trung tâm IVF Hà Nội