Nhiễm trùng ối là một biến chứng vô cùng nguy hiểm, gây ảnh hưởng nặng nề đến mẹ và bé. Nếu không phát hiện kịp thời, có thể dẫn đến thai chết lưu hoặc em bé tử vong ngay khi chào đời.
Mục lục
Vai trò của túi ối đối với sự phát triển của bé
Từ tuần thứ 20 trở đi bé dùng nước ối để uống
Em bé được nuôi dưỡng và bảo vệ bên trong một túi màng đầy chất lỏng ( là nước ối) gọi là túi ối. Túi ối giúp thai nhi cử động và di chuyển trong bụng mẹ dễ dàng, tránh bị tổn thương hay va đập bên ngoài. Túi ối chính là màng chắn ngăn chặn sự xâm nhập và tấn công của vi khuẩn vào trong bào thai.
Nước ối vô cùng giàu dinh dưỡng, đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Từ tuần thứ 20 trở đi, em bé sẽ bắt đầu uống nước ối. Nước ối sau khi được em bé uống, sẽ đi vào máu, làm cân bằng dịch trong cơ thể của em bé. Một phần nước ối được lọc và thành nước tiểu của em bé, phần còn lại sẽ được đưa vào ruột thành phân su.
Khi mẹ chuyển dạ, nước ối vẫn tiếp tục bảo vệ bé tránh khỏi những cơn co thắt tử cung và nhiễm khuẩn. Khi túi ối vỡ, nước ối chính là chất bôi trơn âm đạo để mẹ có thể sinh bé dễ dàng hơn.
Nguy hiểm đến từ nhiễm trùng ối
Môi trường nước ối là vô khuẩn, trong suốt và có màu vàng nhạt. Khi bị nhiễm trùng, nước ối sẽ chuyển sang màu xanh đục, có mủ và mùi hôi. Đây là tình trạng khi các vi khuẩn như Ecoli, liên cầu nhóm B gây viêm âm đạo xâm nhập vào buồng ối. Điều này xảy ra do quan hệ tình dục không an toàn hoặc bị viêm nhiễm âm đạo. Nếu không phát hiện sớm, theo thời gian dài vi khuẩn xâm nhập càng sâu với số lượng càng lớn. Khi dịch ối bị viêm nhiễm sẽ gây ra nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Nhiễm trùng nước ối có nguy hiểm không?
Nhiễm trùng ối khiến trẻ sinh non hoặc kém phát triển
Nhiễm trùng ối là biến chứng thai kỳ vô cùng nguy hiểm. Ảnh hưởng trực tiếp tới cơ thể người mẹ và sức khoẻ của thai nhi. Theo thống kê, tỷ lệ sinh non và sảy thai do nhiễm trùng ối cao hơn nhiều so với bình thường. .
Trẻ khi sinh ra cũng có tỉ lệ tử vong cao hơn, những trẻ sống sốt vẫn có khả năng gặp phải các vấn đề sức khỏe như: viêm màng não, nhiễm trùng huyết, suy hô hấp,… Sức khoẻ bé bị ảnh hưởng từ trong bụng mẹ suốt một thời gian dài sẽ làm hạn chế sự phát triển sức khoẻ và trí tuệ của bé sau này.
Trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng nước ối cần chăm sóc như thế nào?
Ngoài sử dụng kháng sinh, trẻ sinh ra khi có nhiễm trùng nước ối sẽ cần chăm sóc, theo dõi sức khỏe đặc biệt như:
- Thở oxy
- Trẻ sơ sinh khi bị nhiễm trùng nước ối sẽ có dấu hiệu suy hô hấp như thở không đều, thở gấp, cơ thể tím tái,…
- Hạ sốt
- Khi trẻ sốt bất thường, cần phải hạ sốt ngay và theo dõi đường huyết của trẻ. Nếu đường huyết thấp bất thường, phải có sự can thiệp ngay từ bác sĩ chuyên khoa.
- Chăm sóc và vệ sinh cho trẻ đúng cách: Trẻ sơ sinh khi bị nhiễm trùng nước ối phải được vệ sinh sạch sẽ cơ thể, đặc biệt là rốn để tránh nhiễm trùng. Do hệ miễn dịch suy yếu, trẻ cần được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và thăm khám sức khoẻ thường xuyên.
Mẹ bầu phòng ngừa nhiễm trùng ối bằng cách nào?
Mẹ bầu cần khám thai định kỳ để đảm bảo sự an toàn cho thai nhi
- Khám thai định kỳ: mẹ bầu cần theo dõi sức khoẻ thai kỳ theo chỉ định của bác sỹ Phát hiện ra những bất thường sớm nhất để kịp thời chữa trị và can thiệp.
- Tiêm chủng đầy đủ: Trước khi mang thai và trước khi sinh, mẹ bầu cần tiêm đầy đủ các loại vắc xin được khuyến cáo để ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm. Đây cũng là cách bảo vệ hiệu quả khi miễn dịch cơ thể mẹ trong thời gian mang thai bị suy yếu đáng kể.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ: nhiễm trùng vùng kín không được chữa trị trong thời gian dài chính là nguyên nhân gây ra nhiễm trùng ối. Vì thế, mẹ cần vệ sinh vùng kín hàng ngày bằng nước rửa chuyên dụng. Không thụt rửa quá mạnh làm mất cân bằng môi trường bên trong, ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
- Nếu bị vỡ ối sớm, cần đến bệnh viện gần nhất để có cách xử lý và điều trị thích hợp.
Để đặt lịch khám, bệnh nhân có thể trực tiếp đến Trung tâm Hiếm muộn và Y học giới tính Hà Nội hoặc liên hệ tổng đài tư vấn miễn phí 1900 2345 29 để được tư vấn 24/24.
Trung tâm Hiếm muộn và Y học Giới tính Hà Nội
Địa chỉ: Số 29 Hàn Thuyên, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline: 1900 2345 29
Kênh thông tin:
Website: Trung tâm Hiếm muộn và Y học giới tính Hà Nội
Facebook: Trung tâm Hỗ trợ sinh sản IVF – Bệnh viện Đa khoa Hà Nội
Youtube: Trung tâm IVF Hà Nội
Hội nhóm Facebook: Hội cha mẹ mong con – IVF Hà Nội
Hội nhóm Zalo: Săn hổ vàng – IVF Hà Nội