Các cặp vợ chồng nếu không dùng bất kì biện pháp tránh thai nào mà sau hơn một năm vẫn không thể thụ thai thì nên đi khám sàng lọc vô sinh hiếm muộn để có thể sử dụng kịp thời các biện pháp hỗ trợ sinh sản phù hợp, trong đó có thụ tinh ống nghiệm.
Mục lục
Khi nào nên nghĩ đến việc sử dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản?
Các cặp vợ chồng nếu không dùng bất kì biện pháp tránh thai nào mà sau hơn một năm vẫn không thể thụ thai thì nên đi khám sàng lọc vô sinh hiếm muộn để có thể sử dụng kịp thời các biện pháp hỗ trợ sinh sản phù hợp.
Cần chuẩn bị gì trước khi chuyển phôi?
-
Sắp xếp công việc và thời gian
Mỗi người thực hiện một chu kỳ thụ tinh ống nghiệm cần có tối thiểu 2-4 tuần để chuẩn bị chọc trứng/chuyển phôi và nghỉ ngơi. Do đó, trước khi làm cần chuẩn bị và sắp xếp công việc, thời gian hợp lý để đảm bảo sự chủ động.
-
Tâm lý
Giữ tinh thần luôn thoải mái, thư giãn để tăng hiệu quả.
-
Không nằm bất động một chỗ hoặc vận động quá mạnh sau khi chuyển phôi
Nằm bất động tại chỗ hoặc vận động/tập thể dục thể thao cường độ mạnh là những việc đầu tiên cần tránh sau khi chuyển phôi. Phụ nữ trong chu kỳ chuyển phôi thường có hàm lượng nội tiết cao trong cơ thể. Việc nằm bất động có thể làm tăng nguy cơ tạo huyết khối và huyết tắc, dẫn đến các biến chứng khác. Hơn nữa, khi nằm bất động, bệnh nhân thường không làm gì mà chỉ tập trung suy nghĩ về kết quả sắp tới và có khuynh hướng suy nghĩ tiêu cực. Do đó, việc nằm bất động tại chỗ có thể tạo stress tâm lý rất lớn cho phụ nữ.
Tương tự, việc vận động bình thường sau khi chuyển phôi không gây ảnh hưởng tới kết quả có thai. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo người mẹ cần tránh các tập thể dục thể thao hoặc vận động cường độ mạnh do có thể tác động tiêu cực tới quá trình thụ thai sau khi thụ tinh ống nghiệm.
-
Chế độ dinh dưỡng
Chất đạm : Cung cấp các axít amin cần thiết cho sự phát triển của cơ thể, đạm có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa.
Chất béo : cung cấp một phần năng lượng và sự phát triển của tế bào não, chất béo giúp hấp thu các vitamin tan trong dầu như vitamin nhóm A, D, E và K. Dầu thực vật là thức ăn chứa nhiều axit béo không no, tốt hơn là mỡ động vật chứa nhiều a xít béo no. Gluxit cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể. Gluxit có nhiều trong ngũ cốc, đường, sữa… Ngoài ra vitamin và chất xơ trong rau xanh cũng rất cần thiết khi mang thai.
Nước uống: Nước uống cũng cần chú ý, khi mang thai nhu động niệu quản giảm nên sản phụ dễ bị ứ đọng canxi, dễ bị sỏi tiết niệu. Uống nhiều nước giúp phòng tránh được sỏi hệ tiết niệu.
-
Tránh tiếp xúc hóa chất độc hại
Nhiều cuộc nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng việc tiếp xúc lâu dài với mức độ thấp các hỗn hợp hóa chất lành tính trong môi trường hàng ngày cũng có thể gây ra các nguy cơ về khả năng sinh sản. Điều này bao gồm nguy cơ suy giảm sản xuất trứng, sảy thai, bất thường về tinh trùng và giảm số lượng tinh trùng. Thậm chí, hóa chất cũng có thể ảnh hưởng đến cả thai nhi ngay từ khi còn trong bụng mẹ và gây ra tình trạng vô sinh khi trưởng thành.
Có một số chất hóa học có thể gây rối loạn hormone. Chúng ngăn chặn hoặc làm đảo lộn mô hình hoạt động thông thường của hormone trong cơ thể. Một số hóa chất có thể giả dạng như estrogen tự nhiên và dẫn đến rủi ro cao cho quá trình thụ thai ở phụ nữ, cũng như sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của người mẹ.
Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp mẹ bầu mang thai nhờ IVF có thêm các kiến thức để có một thai kỳ thật khỏe mạnh. Nếu cần thêm thông tin y tế và sức khỏe, đừng quên đọc thêm các bài viết khác của Trung tâm Hiếm muộn và Y học Giới tính Hà Nội.
Trung tâm Hiếm muộn và Y học Giới tính Hà Nội
Địa chỉ: Số 29 Hàn Thuyên, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline: 1900 2345 29
Kênh thông tin:
Website: Trung tâm Hiếm muộn và Y học giới tính Hà Nội
Facebook: Trung tâm Hỗ trợ sinh sản IVF – Bệnh viện Đa khoa Hà Nội
Youtube: Trung tâm IVF Hà Nội
Hội nhóm Facebook: Hội cha mẹ mong con – IVF Hà Nội
Hội nhóm Zalo: Săn mèo vàng – IVF Hà Nội