Sau chuyển phôi nên nằm tư thế nào khi ngủ? Sau chuyển phôi bao lâu thì phôi làm tổ? Là những câu hỏi được rất nhiều các chị em làm thụ tinh trong ống nghiệm(IVF) quan tâm. Bởi vì chuyển phôi là một công đoạn rất quan trọng quyết định sự thành công hoặc thất bại của cả quá trình thụ tinh nhân tạo(IVF). Bởi vậy việc chuẩn bị trước và sau khi thực hiện ivf xong là điều rất quan trọng. Trong đó, việc lựa chọn tư thế nằm sau chuyển phôi hợp lý cũng là yếu tố các mẹ nên quan tâm. Vậy sau chuyển phôi nên nằm thế nào? Hãy cùng chúng tôi trả lời những câu hỏi trên.
Mục lục
- 1 Sau chuyển phôi nên nằm tư thế nào?
- 1.1 Giai đoạn 1: Ngay sau chuyển phôi nên nằm thế nào?
- 1.2 Giai đoạn 2: Từ ngày đầu đến 14 ngày sau chuyển phôi nên nằm thế nào?
- 1.3 Giai đoạn 3: 3 tháng giữa thai kỳ sau chuyển phôi nên nằm thế nào?
- 1.4 Giai đoạn 4: 3 tháng giữa thai kỳ sau chuyển phôi nên nằm thế nào?
- 1.5 Giai đoạn 5: 3 tháng cuối thai kỳ sau chuyển phôi nên nằm thế nào?
- 1.6 Sau chuyển phôi có nên nằm nghiêng
- 1.7 Sau chuyển phôi có nên nằm 1 chỗ
Sau chuyển phôi nên nằm tư thế nào?
Trong thụ tinh nhân tạo (IVF) chuyển phôi là thao tác hút phôi vào một ống nhựa nhỏ (catheter), sau đó đưa ống nhựa này vào trong lòng tử cung của người phụ nữ và đặt phôi vào giữa lòng tử cung.
Sau khi phôi được chuyển vào tử cung người phụ nữ, nếu nội mạc tử cung dày đạt tiêu chuẩn thì phôi sẽ nhanh chóng bám chắc và phát triển thành thai nhi. Đây là giai đoạn rất quan trọng quyết định việc phôi phát triển và làm tổ trong tử cung người mẹ. Giai đoạn này người phụ nữ không chỉ cần phải chú ý đến việc ăn gì để phôi bám tốt mà còn cần đặc biệt chú ý sau chuyển phôi nên nằm tư thế nào để tránh được tác động lớn nhất đến thai nhi hỗ trợ thai nhi phát triển tốt.
Giai đoạn 1: Ngay sau chuyển phôi nên nằm thế nào?
Có nhiều chị em nghĩ rằng sau chuyển phôi nên nằm thế nào thoải mái nhất là được. Tuy nhiên, các bác sĩ sẽ khuyên các chị em nên nằm thẳng, khép chân bất động. Khoảng 4 đến 6 tiếng thì di chuyển thật nhẹ nhàng về nhà nghỉ ngơi. Nếu trường hợp nhà xa quá có thể nghỉ lại tại Bệnh viện 2-3 ngày để theo dõi.
Giai đoạn 2: Từ ngày đầu đến 14 ngày sau chuyển phôi nên nằm thế nào?
Từ ngày 14 sau chuyển phôi nên nằm thế nào vô cùng quan trọng tác động trực tiếp đến sự hình thành thai nhi. Lúc này phôi thai sẽ phải di chuyển liên tục để tìm vị trí thuận lợi nhất bám vào làm tổ. Nếu như tư thế nằm của mẹ không đúng sẽ rất dễ làm ảnh hưởng đến phôi thai.
Theo các bác sỹ chuyên khoa sản và các tài liệu về y khoa đã trả lời được câu hỏi giai đoạn 2 sau chuyển phôi nên nằm như thế nào?
Các chị em nên nằm tư thế nghiêng bên trái, khi nằm thì chân trái gấp co lên, chân phải duỗi thẳng, có thể kê thêm một vài chiếc gối mềm phía sau lưng, giữa 2 đầu gối sao cho mẹ cảm thấy mình thoải mái nhất.
Giai đoạn 3: 3 tháng giữa thai kỳ sau chuyển phôi nên nằm thế nào?
Ngày 14 có kết quả beta thành công đến khi 3 tháng đầu chị em mang thai sau chuyển phôi nên nằm thế nào giúp cho cơ thể cảm thấy thoải mái nhất. Các mẹ có thể nằm ngửa, chân gác lên gối ôm, toàn thân thả lỏng.
Giai đoạn 4: 3 tháng giữa thai kỳ sau chuyển phôi nên nằm thế nào?
Bước vào giai đoạn giữa thai kỳ các bà bầu đã dần bớt đi sự mệt mỏi và quen dần với việc có them một thiên thần trong bụng. Tuy nhiên, vẫn có nhiều thay đổi trong giai đoạn này khiến nhiều chị em vẫn bị khó ngủ và thắc mắc sau chuyển phôi nên nằm thế nào? Giai đoạn này tử cung mở rộng, cơ hoành bị hạn chế, hơi thở cũng trở nên ngắn và nông hơn khiến mẹ phải đối mặt với chứng ợ nóng hoặc xuất hiện những giấc mơ.
Lúc này, chị em cần chú ý bảo vệ phần bụng của mình vì bụng đã to dần lên, tuyệt đối tránh va đập từ bên ngoài. Chị em nên ngủ trong tư thế nằm nghiêng sang trái, đầu gối cao để giữ cho axit dạ dày không trào ngược. Nếu trường hợp thấy khó chịu, chị em có thể đặt một chiếc gối nhỏ dưới lưng để giúp giảm áp lực từ bụng bầu. Đặc biệt chị em không nên ăn quá nhiều trước khi đi ngủ, tránh các loại thức ăn chứa nhiều chất béo để đảm bảo có giấc ngủ ngon hơn.
Giai đoạn 5: 3 tháng cuối thai kỳ sau chuyển phôi nên nằm thế nào?
Giai đoạn này được coi là một trong những giai đoạn thường xuyên “thức trắng đêm”. Bụng mẹ đã to lên rất nhiều, thai nhi trong bụng lại thường xuyên cử động, đi tiểu nhiều, nhất là hay phải tỉnh dậy đi tiểu đêm, bị các cơn đau lưng, đau hông, chuột rút đều là những lý do khiến chị em bị mất ngủ khi mang thai.
Trong khi đó, 3 tháng cuối thai kỳ sau chuyển phôi nên nằm thế nào cực kỳ quan trọng tới sự phát triển của thai nhi. Mẹ nên nằm nghiêng về bên trái để không ảnh hưởng tới thai nhi và đồng thời có một giấc ngủ ngon.
Một số kết quả nghiên cứu lâm sàng đều cho thấy, tư thế nằm nghiêng bên trái sẽ giúp phôi thai không bị đè nén. Sau khi đã hình thành thai nhi thì cơ thể của bé cũng không chèn ép lên mạch máu tuần hoàn của mẹ. Điều này sẽ giúp cho quá trình lưu thông máu, quá trình trao đổi chất dịnh dưỡng giữa mẹ và bé được tốt hơn.
Sau chuyển phôi có nên nằm nghiêng
Ngoài câu hỏi sau chuyển phôi nên nằm thế nào, một vấn đề khác cũng được chị em quan tâm rất nhiều đó là “sau chuyển phôi có nên nằm nghiêng?” Theo các chuyên gia y tế, mẹ bầu nên nằm ngủ nghiêng, ban đầu sẽ có thể hơi khó chịu nhưng các chị em hãy làm theo những bước đơn giản dưới đây để có giấc ngủ thoải mái mà vẫn tốt cho phôi thai nhé!
– Đừng lúc nào cũng cố gắng bám trụ lấy chiếc giường ngủ. Chị em nên thử ngủ trên ghế salon nhưng nhớ vấn nên nằm ngiêng bên trái nhé.
– Chị em có thể dùng gối và đệm hỗ trợ. Đặt chúng ở vị trí thích hợp bên hông, lưng để thấy thoải mái khi bạn ngủ.
– Ngủ đủ giấc là điều rất quan trọng trong suốt thai kỳ. Chị em nên tập làm quen với tư thế ngủ nghiêng nhưng không cần nằm một chỗ nhé.
Sau chuyển phôi có nên nằm 1 chỗ
Một số kinh nghiệm dân gian cho rằng sau chuyển phôi nên nằm thế nào để phôi dễ bám dính thì mẹ cần nằm bất động tại chỗ. Tuy nhiên, nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, vận động nhẹ nhàng sẽ giúp máu lưu thông tốt vận chuyển tới tử cung điều đặn sẽ mang dinh dưỡng và nội tiết tới cho phôi tốt hơn.
Chị em có thể thấy được các mẹ bầu có thai tự nhiên, tại sao họ vận động bình thường mà thai vẫn ổn? Thực chất bản thân con người sinh ra đều cần phải vận động. Có chị em tự nghĩ “ thai thụ tinh thì không giống thai thường, cơ thể tôi yếu hơn người thường…”. Đừng nghĩ như vậy bạn nhé, khi bạn đã đặt phôi vào tử cung rồi thì giai đoạn sau sẽ tương tự như khi mang thai tự nhiên. Có khác ở điểm là bạn phải đặt thuốc dưỡng suốt quá trình này, để cung cấp dinh dưỡng nuôi con. Vậy nên bác Bác sĩ khuyên trong quá trình sau chuyển phôi, chị em không cần nằm nghỉ ngơi tuyệt đối trên giường mà nên vận động nhẹ nhàng để tăng cường lưu thông máu, giúp máu có thể đến tới các cơ tử cung làm cho thai phát triển tốt hơn.