Thai nhi ở tuần 23 được coi là một dấu mốc vô cùng quan trọng. Lúc này bé đã hình thành gần như đầy đủ các bộ phận. Phổi của bé bắt đầu tập hít thở. Thai nhi có chiều dài khoảng 28cm tính từ đầu đến gót chân, cân nặng có sự thay đổi lớn.
Tuần 23, em bé phát triển những gì?
Tuần thứ 23, bé tập hít thở bằng cách hít nước ối
- Nang lông phát triển, những lớp lông đầu tiên bắt đầu xuất hiện: lông tơ của em bé có thể có màu trắng, vàng, hoặc sẫm tuỳ vào gen. Lông tơ của bé sẽ xuất hiện nhiều ở vai, cánh tay và trán. Lớp lông này sẽ mọc lên đầy đủ, trừ các bộ phận da không có nang lông như môi, lòng bàn tay, bàn chân, móng tay,…
- Lỗ mũi bé thông và bé bắt đầu tập hít thở bằng cách hít nước ối
- Bé thay đổi nhiều tư thế như nằm ngang, nằm chéo, nằm nghiêng,… Khi thai nhi lớn dần lên, tử cung sẽ dần trở nên chật chội. Lúc này mẹ có thể cảm nhận được rõ ràng các cử động của bé.
Cơ thể của mẹ có gì thay đổi không?
Mẹ bầu mang thai lớn trở nên khó ngủ hơn
Khi thai đến 23 tuần tuổi, kích thước vùng bụng đã tương đối lớn. Cơ thể mẹ vì thế có nhiều thay đổi, thường khiến mẹ lo lắng khó chịu hơn như:
- Trở nên khó ngủ hơn
- Đi tiểu thường xuyên
- Mẹ có thể bị rối loạn tiêu hoá, táo bón
- Chân mẹ đau hơn, có triệu chứng phù
Mặc dù trở nên khó ngủ hơn, nhưng vì giấc ngủ vô cùng quan trọng với mẹ và bé. Do đó mẹ nên cố gắng nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc. Một số hoạt động trước khi ngủ sau sẽ giúp mẹ dễ đi vào giấc ngủ và có chất lượng giấc ngủ: tắm với nước ấm, nghe nhạc nhẹ nhàng, đọc sách, uống trà thảo mộc,…
Ngoài ra, với thai lớn thì việc ngủ với tư thế nằm thẳng có thể không còn dễ chịu, đặc biệt tránh tư thế nằm ngửa hoặc nằm sấp vì sẽ làm giảm lưu lượng máu đến thai. Thay vào đó, tư thế nằm nghiêng về một phía, dùng gối gối giữa hai đầu gối sẽ giúp mẹ dễ chịu hơn nhiều.
Thai nhi ở tuần 23 mẹ bầu cần lưu ý những gì?
Khám thai định kỳ là vô cùng cần thiết
- Tuyệt đối không được bỏ qua việc khám thai định kỳ. Thai nhi 23 tuần tuổi, bác sĩ sẽ tiến hành làm một số kiểm tra như: đo cân nặng và huyết áp của mẹ, kiểm tra nhịp tim thai, xét nghiệm tiểu đường, đo kích thước tử cung để dự đoán ngày sinh chính xác,..
- Cần phải thông báo với bác sĩ ngay nếu gặp dấu hiệu bất thường
- Nên khắc phục chuột rút ở chân: mẹ bầu có thể khắc phục chuột rút bằng cách: hạn chế đi lại nhiều, tập các bài co giãn nhẹ nhàng, xoa bóp chân và chườm nóng để giảm cân,..
- Chú ý đến sức khoẻ bản thân vì lúc này hệ miễn dịch của mẹ suy giảm, dễ nhiễm bệnh hơn bình thường.
- Bổ sung đầy đủ vitamin và có chế độ dinh dưỡng lành mạnh
- Kiểm soát cân nặng ở mức an toàn, không để tăng cân nhanh quá mức
- Nên nghỉ ngơi đầy đủ, tránh để bản thân rơi vào tình trạng căng thẳng, stress
Lời khuyên cho mẹ để có một thai kỳ khoẻ mạnh
Uống đủ nước cực kỳ quan trọng đối với phụ nữ mang thai
- Nước có vai trò rất lớn đối với thai kỳ. Vì thế việc bổ sung nước đầy đủ là vô cùng cần thiết cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, mẹ nên hạn chế hoặc không uống các loại nước ngọt hay chứa caffein. Uống nhiều nước lọc giúp mẹ giảm chứng nhức đầu, hạn chế cơn co thắt tử cung, ngăn ngừa khả năng bị viêm đường tiết niệu,..
- Không hút thuốc và hít khói thuốc dù chủ động hay bị động
- Duy trì tập các bài tập nhẹ nhàng. Không chỉ giúp mẹ giảm đau lưng mà còn khiến 2 mẹ con kết nối với nhau nhiều hơn
Để đặt lịch khám, bệnh nhân có thể trực tiếp đến Trung tâm Hiếm muộn và Y học giới tính Hà Nội hoặc liên hệ tổng đài tư vấn miễn phí 1900 2345 29 để được tư vấn và giải đáp.
Trung tâm Hiếm muộn và Y học Giới tính Hà Nội
Địa chỉ: Số 29 Hàn Thuyên, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline: 1900 2345 29
Kênh thông tin:
Website: Trung tâm Hiếm muộn và Y học giới tính Hà Nội
Facebook: Trung tâm Hỗ trợ sinh sản IVF – Bệnh viện Đa khoa Hà Nội
Youtube: Trung tâm IVF Hà Nội
Hội nhóm Facebook: Hội cha mẹ mong con – IVF Hà Nội
Hội nhóm Zalo: Săn hổ vàng – IVF Hà Nội