banner-contact

Tiêm kích trứng có ảnh hưởng sức khoẻ không?

0

lượt xem

Tiêm kích trứng là một trong những bước quan trọng của phương pháp hỗ trợ sinh sản “được sử dụng phổ biến hiện nay, nhất là ở những trường hợp vô sinh hiếm muộn có chỉ định” bằng thụ tinh nhân tạo IUI hay thụ tinh trong ống nghiệm IVF. Tại trung tâm Hiếm muộn & Y học giới tính Hà Nội, phương pháp tiêm kích trứng có gì đặc biệt?

Tiêm kích trứng là một trong những bước quan trọng của các phương pháp hỗ trợ sinh sản. 

Ảnh minh họa tiêm kích trứng

Vì sao cần tiêm thuốc kích trứng

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Việt Nam đang là một trong những quốc gia có tỷ lệ vô sinh cao nhất trên Thế giới. Trung bình khoảng 6 – 7 cặp vợ chồng sẽ có một cặp hiếm muộn.

Ở Việt Nam, đa phần vô sinh nữ giới do vấn đề về rối loạn rụng trứng và tắc ống dẫn trứng, còn ở nam giới chủ yếu do các bất thường ở tinh trùng. Để tăng cơ hội thụ thai đối với các cặp vợ chồng hiếm muộn, trung tâm Hiếm muộn & Y học giới tính Hà Nội thực hiện phương pháp tiêm kích trứng.

Theo cáo bác sĩ, nếu như trước kia khi thực hiện những phương pháp cũ, mỗi bệnh nhân sẽ phải tiêm khoảng từ 15 – 35 mũi tiêm tùy theo phương pháp và loại thuốc sử dụng cũng như đáp ứng của cơ thể với thuốc. Tuy nhiên, với sự phát triển của y học, cũng như để giảm gánh nặng cho điều trị do tiêm thuốc cho bệnh nhân, hiện nay đã có các loại thuốc tiêm kích trứng mới phù hợp với từng cá thể, số lượng mũi tiêm cũng giảm xuống còn khoảng 7 mũi tiêm trong một chu kỳ kích trứng.

Điều này cho thấy, cơ hội có con cho các cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn ngày càng mở rộng, đồng thời chi phí điều trị cũng giảm đáng kể.

Quá trình tiêm kích trứng làm IVF cần lưu ý gì?

Trước khi tiêm thuốc kích trứng làm IVF, các cặp vợ chồng sẽ được các bác sĩ tư vấn, thăm khám, đánh giá tình trạng sức khoẻ hiện tại.

Sau đó, vào ngày 2 của chu kỳ kinh, nếu tình trạng sức khỏe của người vợ ổn định, bác sĩ sẽ tiến hành kích thích buồng trứng theo phác đồ phù hợp. Thời gian điều trị và loại thuốc kích thích trứng sẽ thay đổi phụ thuộc vào tùy từng phác đồ. Người vợ có thể sẽ được dùng thuốc kích trứng bằng đường uống hoặc đường tiêm hoặc cả hai. Trong những trường hợp đáp ứng kém với thuốc kích trứng dạng uống sẽ được chỉ định dùng thuốc kích trứng dạng tiêm (thuốc kích trứng được khuyến cáo tiêm bắp hoặc tiêm dưới da vùng rốn).

Thời gian kích thích trứng tùy thuộc vào mỗi bệnh nhân và dao động khoảng 10-12 ngày.

Trong thời gian kích thích buồng trứng, bác sĩ sẽ theo dõi nang trứng bằng cách siêu âm nang noãn và xét nghiệm máu để điều chỉnh thuốc tùy vào đáp ứng của mỗi bệnh nhân.

Khi đã có được số lượng nang trứng đạt yêu cầu, bác sĩ sẽ tiêm 1 mũi HCG để kích thích trứng trưởng thành. 24 – 36h sau khi tiêm HCG, bác sĩ sẽ tiến hành chọc hút trứng để lấy các nang trứng đạt yêu cầu từ cơ thể người phụ nữ ra ngoài và cho thụ tinh với tinh trùng của người chồng trong môi trường nuôi cấy chuyên dụng.

Tiêm kích trứng có ảnh hưởng gì không?

Nhiều chị em thắc mắc, tiêm kích trứng có tác dụng phụ gì không? Theo các bác sĩ, trong quá trình kích thích buồng trứng thì người bệnh có thể gặp các tình trạng như:

  • Hai bên buồng trứng to hơn
  • Cảm giác nặng ở phần bụng dưới
  • Phần ngực căng tức
  • Thỉnh thoảng cảm thấy buồn nôn.

Tuy nhiên, những cảm giác trên chỉ xuất hiện nhiều vào khoảng 2-3 ngày cuối của quá trình kích trứng. Vậy nên khi gặp các triệu chứng này, người bệnh không nên quá lo lắng và chỉ cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Đối với mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ có những chỉ định về loại thuốc và liều lượng phù hợp. Tuy nhiên trong một số trường hợp, người bệnh có thể gặp một số biến chứng như:

Nguy cơ đa thai

Một trong những nguy cơ cao mà bệnh nhân có thể gặp phải chính là đa thai. Bởi trong quá trình kích trứng có thể khiến số lượng trứng rụng tăng lên, nhiều hơn một. Vì thế , khi tiến hành IUI, khả năng đa thai như sinh đôi, sinh ba sẽ cao hơn.

Việc đa thai cũng khiến mẹ bầu đối diện với nhiều nguy cơ hơn đặc biệt là sinh non. Không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến mẹ mà sinh non còn khiến trẻ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe như rối loạn hô hấp, tiêu hóa hay thân nhiệt bất ổn…

Suy buồng trứng 

Quá lạm dụng thuốc kích trứng cũng đối diện với nguy cơ suy buồng trứng. Khi tình trạng đó xảy ra, chức năng buồng trứng sẽ ngừng hoạt động dẫn đến chức năng sản sinh và nuôi dưỡng trứng cũng không thể thực hiện được.

Hội chứng quá kích buồng trứng

Trong một vài trường hợp nhạy cảm, khi lượng hormone đưa vào cơ thể quá nhiều có thể gây ra tình trạng quá kích buồng trứng. Quá kích buồng trứng có thể đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh và gây ra những biến chứng như huyết khối tĩnh mạch hoặc động mạch, bao gồm đột quỵ hay thiếu máu chi dưới.

Để tìm hiểu thêm về phương pháp tiêm kích trứng, các các chị em có thể tham khảo tại: ivfbenhvienhanoi.vn 

Hoặc liên hệ hotline: 1900 2345 29 để được tư vấn miễn phí.

Trung tâm Hiếm muộn và Y học Giới tính Hà Nội 

Địa chỉ: Số 29 Hàn Thuyên, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hotline: 1900 2345 29

Kênh thông tin: 

Website: Trung tâm Hiếm muộn và Y học giới tính Hà Nội

Facebook: Trung tâm Hỗ trợ sinh sản IVF – Bệnh viện Đa khoa Hà Nội

Youtube: Trung tâm IVF Hà Nội

Hội nhóm Facebook: Hội cha mẹ mong con – IVF Hà Nội

img-form-left

    Họ và tên
    Số điện thoại
    Nội dung tư vấn