Quai bị là bệnh lành tính nhưng nếu không được chăm sóc và chữa trị đúng cách có thể dẫn đến nhiều biến chứng, nguy hiểm nhất là viêm tinh hoàn có khả năng gây vô sinh ở nam giới.
Mục lục
Quai bị là bệnh gì?
Quai bị là bệnh do virus paramyxovirus gây ra. Bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp và đường ăn uống, qua những giọt nước bọt khi bệnh nhân nói, ho, hắt hơi, bệnh dễ bùng phát thành dịch khi ở những nơi đông người.
Bệnh thường bùng phát vào mùa đông xuân, tầm tháng 12 đến tháng 2 hằng năm. Đối tượng dễ mắc quai bị nhất là trẻ em, thường ở lứa tuổi 5-9. Tuy nhiên, nếu lúc nhỏ không mắc bệnh mà chưa tiêm vaccine phòng bệnh thì lớn lên vẫn có nguy cơ mắc. Khả năng mắc của nam giới cao hơn nữ giới.
Biểu hiện của bệnh quai bị
Thông thường quai bị xảy ra sau khi bệnh biểu hiện tại tuyến nước bọt khoảng 4 – 7 ngày. Tỷ lệ lây nhiễm cao nhất xảy ra vào khoảng 48 giờ trước khi khởi phát bệnh. Thời gian ủ bệnh rất lâu từ 12-25 ngày, thường là 18 ngày.
Bệnh nhân bị sốt cao 39 – 40 độ, đau tinh hoàn, đỏ và phù nề. Nếu sờ nắn vào tinh hoàn, người bệnh thấy đau. Một số trường hợp có thể kèm theo bìu sưng to do tràn dịch màng tinh hoàn.
Sau giai đoạn cấp tính, ở giai đoạn hồi phục, một số bệnh nhân có thể có biến chứng teo nhỏ tinh hoàn (một hoặc cả 2 bên). Tinh hoàn kích thước nhỏ hơn bình thường, mật độ mềm.
Nếu nam giới trưởng thành mắc quai bị, tự bản thân người bệnh sẽ cảm thấy rõ sự suy giảm trong khả năng tình dục của mình: giảm ham muốn, rối loạn chức năng tình dục nhẹ đến nặng, đặc biệt là suy giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, dẫn đến hậu quả vô sinh sau này.
Quai bị có gây vô sinh không?
Quai bị có thể không gây tử vong nhưng nếu người bệnh chủ quan, chậm trễ điều trị có thể khiến bệnh trở nặng và gây nên các biến chứng nguy hiểm như viêm tinh hoàn ở nam giới, dẫn đến vô sinh.
90% trường hợp viêm tinh hoàn do quai bị chỉ xảy ra ở một bên, còn lại khoảng 10% các trường hợp xảy ra ở cả hai bên.
Dấu hiệu viêm tinh hoàn là người bệnh có thể bị sốt, buồn nôn và nôn. Tinh hoàn to gấp 2-3 lần bình thường. Người bệnh thấy đau khi di chuyển, sờ da thấy chắc, bìu bị phù nề, căng, bóng, đỏ.
Teo tinh hoàn có thể gây các tình trạng không có tinh trùng dẫn đến vô sinh hiếm muộn. Nếu teo một bên tinh hoàn, tinh hoàn bên còn lại vẫn có khả năng tạo tinh trùng. Tuy nhiên, nam giới ở tuổi trưởng thành nếu viêm tinh hoàn nặng cả hai bên sẽ làm xơ hóa tinh hoàn khiến tinh hoàn không sản xuất được tinh trùng, gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản về sau.
Bệnh quai bị có chữa được không?
Cũng như nhiều bệnh lý do virus khác gây nên, quai bị không có thuốc điều trị đặc hiệu mà chủ yếu là điều trị triệu chứng, hỗ trợ nâng cao thể trạng của người bệnh và để cơ thể tự hồi phục.
Làm sao để có con khi nam giới từng mắc quai bị?
Không phải ca bệnh quai bị nào cũng dẫn tới hậu quả viêm tinh hoàn gây nguy cơ vô sinh ở nam giới.
Tuy nhiên phòng bệnh hơn chữa bệnh, bên cạnh việc điều trị triệu chứng bệnh lý trước mắt, bệnh nhân cũng nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa về sức khỏe sinh sản để được đánh giá ảnh hưởng của quai bị tới khả năng làm cha. Trong trường hợp:
- Nam giới chưa mong con nhưng mắc quai bị, có thể cân nhắc tới việc trữ đông tinh trùng để đảm bảo hy vọng làm cha của mình.
- Nam giới đã kết hôn, muộn con do mắc quai bị: cần tới ngay khoa Nam học của các Bệnh viện uy tín để bác sĩ can thiệp kịp thời, sử dụng các phương pháp hỗ trợ sinh sản để nhằm tăng khả năng có con
Hiện nay, với sự phát triển của y học, nam giới vô sinh do không có tinh trùng trong mẫu xuất tinh vẫn có khả năng có con nhờ vào kỹ thuật hỗ trợ sinh sản microTESE. Phương pháp này đã mang đến những hiệu quả tích cực trong điều trị hiếm muộn ở nam giới. Tại Trung tâm Hiếm muộn và Y học Giới tính Hà Nội, tỷ lệ tìm thấy tinh trùng cho nam giới vô sinh do không có tinh trùng lên tới 60-80%. Trong số đó không ít ca vô tinh do tiền sử mắc quai bị, có thể kể đến trường hợp của anh Tuấn tới từ Thanh Hóa đã thành công tìm thấy tinh trùng khi mắc quai bị năm 10 tuổi, có tinh hoàn teo nhỏ, mẫu xuất tinh không có tinh trùng, xem bài viết.
Khuyến cáo, nam giới khi phát hiện bản thân mắc quai bị, cần đến ngay các cơ sở y tế để kiểm tra, điều trị kịp thời. Nếu có tổn thương tinh hoàn do quai bị cần được tư vấn bảo tồn khả năng sinh sản càng sớm càng tốt, nhằm đảm bảo cơ hội làm cha của mình.
Nam giới từng mắc quai bị, đã có con hoặc mong con vui lòng nhắn tin tới Fanpage Khoa Nam học – Trung tâm IVF Hà Nội hoặc liên hệ theo hotline 1900 2345 29 để đặt lịch thăm khám riêng tư 1:1 với bác sĩ Trương Văn Phi – chuyên gia Nam học và Hiếm muộn.
Trung tâm Hiếm muộn và Y học Giới tính Hà Nội
Địa chỉ: Số 29 Hàn Thuyên, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline: 1900 2345 29
Kênh thông tin:
Website: Trung tâm Hiếm muộn và Y học giới tính Hà Nội
Facebook: Khoa Nam học – Trung tâm IVF Hà Nội