banner-contact

[Tiền phong] Những người thầm lặng ‘ươm mầm sống’

0

lượt xem

Tại Labo – “trái tim” của Trung tâm Hiếm muộn Y học giới tính Hà Nội, có những chiến binh thầm lặng là các chuyên gia phôi học, người “se duyên” cho tinh trùng gặp trứng tạo thành phôi, khởi nguồn sự sống cho hàng ngàn thiên thần bé nhỏ.
Những người thầm lặng 'ươm mầm sống' ảnh 1

Thành công của 1 ca thụ tinh ống nghiệm cộng hưởng từ nhiều yếu tố

Dừng chân tại Trung tâm Hiếm muộn và Y học Giới tính Hà Nội (Trung tâm IVF Hà Nội), chị Hằng cùng chồng là anh Tuấn cầm trên tay xấp bệnh án dày lưu lại kết quả khám tại các trung tâm hỗ trợ sinh sản lớn từ Bắc vào Nam. Chị đến đây sau một hành trình dài bế tắc. Hơn 10 năm anh chị chịu cảnh vô sinh hiếm muộn, sau 5 lần chọc trứng, nhiều lần chuyển phôi, bước sang tuổi 40 chỉ số AMH chỉ còn 0.98, còn chồng chị tinh trùng yếu và dị dạng nhiều. Tiếp nhận điều trị cho chị Hằng, anh Tuấn – thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Duy Phương nhận định đây là một ca khó, để thu được những nang noãn đủ chất lượng tạo thành phôi là điều nan giải. Việc lựa chọn phác đồ kích thích buồng trứng phù hợp là vô cùng quan trọng và đòi hỏi sự phối hợp nhuần nhuyễn đến từ các chuyên gia phôi học.

Ngay khi nhận được chỉ định điều trị từ bác sĩ lâm sàng, thạc sĩ, bác sĩ Đoàn Phương Thảo cùng các chuyên gia phôi học bắt tay ngay vào nghiên cứu hồ sơ bệnh nhân, xem xét lịch sử điều trị ở những lần trước tìm ra hướng khác biệt và tốt hơn cho người bệnh.

Anh Tuấn chất lượng tinh trùng không được tốt, phải sàng lọc qua nhiều bước và sự đánh giá kỹ càng của chuyên gia phôi học. Các bác sĩ phải sử dụng kính hiển vi đảo ngược với độ phóng đại cực lớn để lựa chọn những tinh trùng tốt nhất loại bỏ những tinh trùng bất thường về hình thái. Trong khi đó, trứng của chị Hằng được đánh giá thể vùi. Như thế thì tiên lượng phôi khá kém. Sau khi nuôi phôi ngày 3, chị được 4 phôi độ 1 (phôi đẹp, tiên lượng tốt) và 4 phôi độ 3 tiên lượng thấp. Để đảm bảo chất lượng của phôi, các bác sĩ đã nuôi lên ngày 5 thì được 3 phôi độ 1 (phôi tốt) và 2 phôi độ 3 (phôi khá). Chuyển 2 phôi độ 1 thì thành công ngay lần đầu tiên. Cuối cùng sau hơn 10 năm trôi qua, khi chị Hằng đã gần 40 tuổi, hai vợ chồng mới được trải nghiệm cảm giác làm Cha Mẹ. Người ta dành cả tuổi thanh xuân để phấn đấu sự nghiệp, còn riêng anh chị, quãng thời gian hơn 10 năm ròng rã dành trọn vẹn để tìm con.

Giọt nước mắt hạnh phúc của anh chị chính là quả ngọt sau những nỗ lực “vun trồng” của đội ngũ chuyên gia hàng đầu Trung tâm IVF Hà Nội, đặc biệt là hậu phương vững chắc – hệ thống phòng Lab hiện đại cùng với những chuyên gia phôi học giàu kinh nghiệm, có tâm và có tầm.

Những người làm việc thầm lặng không quản giờ giấc

Công việc hàng ngày của chuyên gia phôi học không có thời gian cố định, có những hôm phải đến từ tờ mờ sáng để kiểm tra phôi thụ tinh cho bệnh nhân hoặc phôi lớn phải sinh thiết sớm. Có những ngày làm việc mười mấy tiếng đồng hồ và thường xuyên phải làm xuyên trưa. Nhưng thạc sĩ, bác sĩ Đoàn Phương Thảo cùng các chuyên gia phôi học tại Trung tâm IVF Hà Nội vẫn miệt mài không ngừng nghỉ, âm thầm kết duyên cho tinh trùng gặp trứng, ươm mầm sống, thỏa niềm mơ ước có con cho những cặp vợ chồng hiếm muộn.

Chứng kiến những bệnh nhân đến với Trung tâm đã lớn tuổi, chạy chữa nhiều nơi nhưng không thành. Họ gần như kiệt quệ cả vật chất lẫn tinh thần, bác sĩ Đoàn Phương Thảo tự nhủ sẽ phải cố gắng hết sức để tạo ra phôi thai khỏe mạnh giúp cho bệnh nhân có thể sớm chạm tới ước mơ làm cha làm mẹ: “Làm nghề, mình luôn quan niệm đặt cái tâm lên đầu, mình là một bác sĩ, đang giúp đỡ những người không có con. Khi nhìn thấy những em bé trắng trẻo xinh xắn do bản thân mình tạo ra lúc ấy mình thấy rất hạnh phúc, tự hào cái nghề của mình đem lại giá trị cho cuộc đời. Chính mình đã chứng kiến và nuôi bé con từ khi còn là quả trứng, con tinh trùng, rồi từ một nảy ra hai tế bào, bốn tế bào, tám tế bào rồi thành phôi nang tròn tròn xinh xinh đưa vào người mẹ rồi thành em bé như thế. Cảm giác hạnh phúc đến khó tả khiến cho mình càng thêm yêu nghề”

Những người thầm lặng 'ươm mầm sống' ảnh 2

Phòng Lab – “Trái tim” của trung tâm hỗ trợ sinh sản

Với đội ngũ Trung tâm IVF Hà Nội- phòng lab phôi học được ví như “trái tim” của trung tâm, đóng vai trò quan trọng trong các phương pháp điều trị thụ tinh ống nghiệm. Theo chia sẻ của Giám đốc Trung tâm IVF Hà Nội – ThS.BS Nguyễn Duy Phương: “Phòng Lab IVF Hà Nội là một trong số ít trung tâm hỗ trợ sinh sản tại Việt Nam đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe nhất trong điều trị vô sinh hiếm muộn, được xây dựng thiết kế nghiêm ngặt về cả đội ngũ y tế lẫn trang thiết bị hiện đại và hệ thống phòng sạch”. Các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, nồng độ và chất lượng không khí, ánh sáng… của Lab đều được kiểm soát chặt chẽ. Phòng thao tác nuôi cấy phôi, giao tử với đầy đủ hệ thống màng lọc HEPA thế hệ mới nhất, ngăn chặn các hạt bụi mịn trong không khí, đảm bảo chỉ có khí sạch bên trong gần giống môi trường tử cung người mẹ nâng cao khả năng thành công cho các ca khó, vô sinh hiếm muộn nhiều năm, thất bại chuyển phôi nhiều lần.

Những người thầm lặng 'ươm mầm sống' ảnh 3

Theo báo cáo dữ liệu trong quý gần đây nhất, tỉ lệ thành công của các ca IVF tại Trung tâm IVF Hà Nội lên đến hơn 80%. Sự nỗ lực từ hội đồng y bác sĩ và đội ngũ nhân viên y tế đã tạo ra những điều kỳ diệu, hơn 1000 em bé IVF ra đời khỏe mạnh, mang lại niềm hạnh phúc trọn vẹn cho những gia đình hiếm muộn mong con.

Thông tin liên hệ:

Trung tâm Hiếm muộn và Y học Giới tính Hà Nội

Địa chỉ: Số 29 Hàn Thuyên, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hotline: 1900 2345 29

Kênh thông tin:

Website: Trung tâm Hiếm muộn và Y học Giới tính Hà Nội

Facebook: Trung tâm Hỗ trợ sinh sản IVF – Bệnh viện Đa khoa Hà Nội

Youtube: Trung tâm IVF Hà Nội

Hội nhóm Facebook: Hội cha mẹ mong con – IVF Hà Nội.

img-form-left

    Họ và tên
    Số điện thoại
    Nội dung tư vấn