banner-contact

17 năm mang tiếng “Gái độc không con” và cái kết vỡ òa hạnh phúc khi mang song thai một trai một gái

0

lượt xem

Hành trình mong con 17 năm ngược xuôi vất vả, đầy nước mắt và nhiều tủi hờn. Mãn nguyện với cặp song sinh 1 trai 1 gái khỏe mạnh kháu khỉnh.

Không bỏ cuộc

Chị Nguyễn Thị Mai (1987, Tây Hồ, Hà Nội) với nickname Mai công chúa – cái tên cũng phần nào thể hiện được sự đáng yêu, nhí nhảnh trong tính cách của chị. Mà khi gặp chị ở ngoài, ai cũng sẽ cảm nhận được sự lạc quan và yêu đời, nhưng không ai biết rằng đằng sau đó lại là câu chuyện về hành trình đi tìm con của một người mẹ kiên cường. “Sau 17 năm cuối cùng chị cũng được làm mẹ rồi” – câu nói ngắn gọn nhưng chứa hết những hỷ, nộ ái ố của người mẹ mạnh mẽ, không bao giờ bỏ cuộc.

Nhớ lại những ngày tháng ấy, giọng chị lạc hẳn đi: Năm 2004 chị đi khám thì được bác sĩ chẩn đoán chị bị tắc vòi trứng, không thể có con tự nhiên, cần phải can thiệp.

Chị đã thực hiện IUI 2 lần tại các bệnh viện lớn khác nhau nhưng đều thất bại. Vì điều kiện kinh tế không cho phép, chị chuyển qua cắt thuốc. Cứ nghe thấy ai giới thiệu ở đâu có thuốc tốt bác sĩ giỏi là chị lại tìm đến. Hầu như chủ nhật nào người ta cũng thấy bóng dáng hai anh chị rong ruổi tìm con. Lào Cai, Sapa, Cao Bằng…cứ có tấm có món tích cóp được 2-3 triệu là anh chị lại lên đường. Đi hàng trăm cây số, trèo đèo lội núi, có những nơi giáp biên giới, xe cộ không thể đi đến vì đường xa lại trắc trở phải đi bộ, có những lúc lạc trong rừng cả 4-5 tiếng đồng hồ với chiếc điện thoại mất sóng… Kỉ niệm đáng nhớ tại Mường Lát, Thanh Hóa, khi đó anh nhà bận công việc, chị một mình đi tìm thầy thuốc, bị móc mất hết tiền và điện thoại, cảm giác cô đơn, lạc lõng và cũng xen lẫn tuyệt vọng khi hành trình tìm con của mình sao lại gian nan, vất vả và nhiều thử thách đến thế … 

Vợ chồng chị Mai, anh Thụ vẫn luôn kiên trì trên hành trình tìm con đây thử thách

Trong quãng thời gian ấy, điều khiến chị cảm thấy mệt mỏi tủi thân nhất không chỉ là những lần hy vọng tìm được cách chữa trị nhưng thất bại mà còn cả những điều tiếng thiên hạ. Họ bảo chị “Cây độc không trái, gái độc không con”. Thay vì cảm thông, chia sẻ, người đời lại gán mác cho chị cái danh thật nghiệt ngã.

Chị dần sợ lễ Tết, lễ thiếu nhi, sợ cả trung thu những hoạt động có trẻ nhỏ. Nhìn thấy người ta có con bồng con bế,  chị cảm thấy “ghen tị” với tất cả những người phụ nữ có con. Thèm lắm, thèm cảm giác được làm mẹ… 

Phận muộn con làm sao kể hết, đêm đêm nằm khóc, nỗi mong con không gì khỏa lấp…

Điều kì diệu sau 17 năm

Giữa lúc tuyệt vọng, chị Mai được một người quen là bác sĩ giới thiệu Bác sĩ Nguyễn Duy Phương tại Trung tâm Hiếm muộn và Y học Giới tính Hà Nội thuộc Bệnh viện Đa Khoa Hà Nội là bậc thầy trong điều trị vô sinh hiếm muộn, khao khát muốn đi tìm con mãnh liệt lại thôi thúc chị. 

 “Bác sĩ Phương thăm khám vô cùng nhiệt tình và chu đáo, anh tư vấn trường hợp của hai vợ chồng mình phải thực hiện thụ tinh ống nghiệm, anh lên phác đồ điều trị chi tiết cho hai vợ chồng vô cùng dễ hiểu, không những thế anh còn khích lệ động viên tinh thần rất nhiều, giúp hai vợ chồng mình bớt đi phần nào áp lực và niềm tin sắp được đón chào con yêu về lại càng thêm mãnh liệt” – chị Mai chia sẻ.

Có lẽ nếu không có sự tận tình từ các bác sĩ, đặc biệt là bác sĩ Duy Phương, sự quan tâm chu đáo của các bạn nhân viên, anh chị sẽ không đủ sự quyết tâm để một lần nữa đặt cược niềm tin. Bởi khi ấy, chi phí điều trị là quá lớn với kinh tế của hai vợ chồng. May mắn nhờ có sự trợ giúp của bạn bè, người thân mà hai anh chị lại bắt đầu một cuộc hành trình mới mang tên IVF.

Ngày 28.07. 2021 chị Mai được chuyển phôi. May mắn là, tin vui đã đến với họ ngay lần đầu thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Sau 12 ngày, chị mua que về thử và bất ngờ thấy que thử thai hiện 2 vạch. Sau 17 năm mong đợi thì cuối cùng chị cũng nhìn thấy vạch thứ 2, tim chị đập loạn nhịp. Chồng chị thì ôm chầm lấy vợ vì sung sướng, cầm que thử thai đi khoe khắp xóm không giấu nổi niềm vui sau bao năm chờ đợi. 

Niềm vui ấy còn nhân lên gấp bội khi anh chị biết mình mang song thai 1 trai- 1 gái. “Vợ chồng mình lúc ấy chỉ biết khóc, nhưng đó không còn là những giọt nước mắt tủi hổ, muộn phiền vì không có con mà là những giọt nước mắt hạnh phúc khi được làm cha, làm mẹ”.

“Nhà Mai rất may mắn khi chuyển phôi lần đầu đậu luôn song thai. Nhưng bạn ấy mang thai rất khó khăn. Cả đội ngũ bác sĩ chúng tôi cũng căng thẳng, vất vả và làm mọi cách để giúp thai bạn ổn định trong 12 tuần đầu. Chỉ cần đau bụng, nôn ra máu thôi là chúng tôi ưu tiên xử lý luôn, không cần đợi, không cần lấy số” – Bác sĩ Nguyễn Duy Phương chia sẻ về quãng thời gian đáng nhớ khi điều trị cho chị Mai

Đến tuần thứ 36 hai bé đã ra đời khỏe mạnh, hoàng tử Trần Thiện Nhân của mẹ Mai công chúa nặng 2.3kg , còn cô công chúa nhỏ Trần Ánh Dương nặng 1.9kg không phải nằm lồng ấp.

Hai em bé IVF đáng yêu Thiện Nhân và Ánh Dương cùng bác sĩ Nguyễn Duy Phương 

Lúc ấy không chỉ chị Mai và cả đội ngũ Trung tâm Hiếm muộn và y học giới tính Hà Nội cũng thở phào nhẹ nhõm.

“Hơn 10 năm tôi làm nghề, chứng kiến những giọt nước mắt thành công rất nhiều, thất bại cũng rất là nhiều. Có bạn nhiều phôi cũng khóc, beta thấp khóc, beta cao cũng khóc, đậu thai cũng khóc, thậm chí bệnh nhân sinh con xong, bế con đến cám ơn bác sĩ cũng khóc làm tôi cũng xúc động theo. Đối với những cặp vợ chồng sinh con tự nhiên, có con đã là một niềm hạnh phúc rồi. Thì những gia đình mong con 10 năm, 15 năm càng ý nghĩa, càng trân quý hơn” – Bác sĩ Duy Phương chia sẻ trong một lần hội thảo tại Trung tâm.

Chị Mai lan tỏa câu chuyện của mình trong chương trình “WorkShop – IVF Plus thụ tinh ống nghiệm nâng cao” của Trung tâm Hiếm muộn và y học giới tính Hà Nội

Hành trình tìm con của chị Mai khép lại đã mở ra tia hy vọng mới cho các gia đình đang mỏi mắt tìm con. Có lẽ, không niềm vui sướng, sự hạnh phúc nào sánh bằng niềm hạnh phúc được làm cha, làm mẹ.

Sự ra đời của các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản hiện đại, đặc biệt là kỹ thuật IVF đã giúp nhiều trường hợp hiếm muộn tưởng chừng vô vọng, cuối cùng vẫn có được quả ngọt. Tại Trung tâm Hiếm muộn và y học giới tính Hà Nội, tỷ lệ thành công của các chu kỳ IVF khá cao và tăng dần theo từng năm. Bởi Trung tâm Hiếm muộn và y học giới tính Hà Nội được tạo nên bởi tài năng, tâm huyết của đội ngũ chuyên gia uy tín cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, với sự hỗ trợ của hệ thống thiết bị đồng bộ hiện đại, phòng Lab đạt tiêu chuẩn quốc tế, quy trình khám chữa bệnh thuận lợi, hiệu quả, áp dụng các kỹ thuật tiên tiến, các phác đồ điều trị cá thể hóa điều trị hiệu quả và an toàn cho người bệnh.

Đây sẽ là điểm đến đáng tin cậy cho các cặp vợ chồng hiếm muộn trên hành trình tìm con yêu.

 

TRUNG TÂM HIẾM MUỘN & Y HỌC GIỚI TÍNH HÀ NỘI

Địa chỉ: Số 29 Hàn Thuyên, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hotline:1900 2345 29

 

Email: cskh@benhvienhanoi.vn

Kênh thông tin: 

Website: Trung tâm Hiếm muộn và Y học giới tính Hà Nội

Facebook: Trung tâm Hỗ trợ sinh sản IVF – Bệnh viện Đa khoa Hà Nội

Youtube: Trung tâm IVF Hà Nội

Hội nhóm Facebook: Hội cha mẹ mong con – IVF Hà Nội

Hội nhóm Zalo: Săn hổ vàng – IVF Hà Nội

 

img-form-left

    Họ và tên
    Số điện thoại
    Nội dung tư vấn